Nhân dân xã Mai Hạ (Mai Châu) ủng hộ 51 nghìn ngày công lao động hiến hàng nghìn mét đất làm đường giao thông nông thôn và đường nội đồng.

Nhân dân xã Mai Hạ (Mai Châu) ủng hộ 51 nghìn ngày công lao động hiến hàng nghìn mét đất làm đường giao thông nông thôn và đường nội đồng.

(HBĐT) - Từ một xã thuần nông khó khăn, sau 5 năm triển khai thực hiện đến nay, xã Mai Hạ đã cơ bản hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây là thành quả của nỗ lực Đảng bộ, chính quyền và sự đồng lòng của nhân dân trong thời gian qua.

 

Ngay khi triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, UBND xã đã thành lập ban chỉ đạo, ban quản lý xã, ban phát triển thôn. Phân công công việc và nhiệm vụ phụ trách từng tiêu chí cho từng thành viên trong các ban từ cấp xã đến ban phát triển thôn. Xây dựng quy chế hoạt động chương trình XDNTM. Tổ chức vận động tuyên truyền cán bộ và nhân dân tham gia XDNTM. Phối kết hợp ban, ngành, đoàn thể tổ chức lồng ghép các chương trình họp thôn, tuyên truyền, hướng dẫn các văn bản các cấp, tuyên truyền vận động đóng góp nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến nay, xã đã huy động được trên 51 nghìn ngày công lao động để làm đường giao thông nông thôn, thủy lợi. Hiến 12 nghìn m2 đất nông nghiệp, 1.460m2 đất thổ cư với trị giá 5.892,7 tỷ đồng. Phong trào “Nhà sạch, vườn đẹp, môi trường trong lành, ngõ xóm văn minh” đã có 687 hộ của 5 xóm tham gia. Đến nay mọi nhà, vườn, đường làng ngõ xóm xanh, sạch đẹp.

 

Ông Hà Văn Duân, Phó Chủ tịch UBND xã Mai Hạ cho biết: Từ năm 2011 đến nay, Mai Hạ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật, gieo cấy đúng thời vụ, sử dụng nước hợp lý. Chuyển những diện tích không đủ nước sang trồng ngô và các loại cây màu khác. Nhân rộng nhiều mô hình trồng hoa màu, chăn nuôi như ngô giống mới, nuôi lợn nái, sản xuất rượu dân tộc, dưa hấu đến nay đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong phát triển công nghiệp, đưa 4 cơ sở sử dụng công nghệ gạch không nung vào sản xuất, vừa bảo vệ môi trường và tạo nhiều việc làm cho nhân dân với tổng doanh thu 17 tỷ đồng/năm. Từ những nỗ lực đó, đến nay thu nhập của xã đạt khoảng 21 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 5%.   

 

Trao đổi với chúng tôi về những kinh nghiệm trong xây dựng NTM ở Mai Hạ, ông Duân cho biết thêm: Điều quan trọng nhất là luôn coi trọng công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến về quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa của chương trình, tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị, xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia, lấy nhân dân là chủ thể xây dựng NTM. Trong đó nhấn mạnh: Xây dựng nông thôn mới là chương trình của dân, do dân, vì dân, nhân dân làm là chính. Cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện chương trình. Người dân đóng vai trò chủ thể cùng các tổ chức chính trị xã hội trực tiếp tham gia xây dựng NTM. Tránh tư tưởng trông chờ ỷ lại, thụ động trong triển khai thực hiện. Việc xây dựng NTM phải được tiến hành công khai, dân chủ, có sự bàn bạc thống nhất của nhân dân, do nhân dân trực tiếp làm và giám sát. Xác định rõ xây dựng NTM không chỉ là xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn phải tạo được sự chuyển biến trong tư duy, nhận thức, tập quán sản xuất, nếp sống sinh hoạt của mỗi hộ gia đình theo hướng văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc. Phải huy động được sự tham gian đồng bộ của cả hệ thống chính trị trên địa bàn xã, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể cùng với sự chủ động tham gia tích cực của nhân dân là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công chương trình. Sau đó, đến công tác quy hoạch. Từ gần 30 năm trước, Mai Hạ đã quy hoạch đồng bộ từ đường trục, liên thôn, liên xã thống nhất trong định hướng phát triển chung của xã. Khi triển khai thực hiện xây dựng NTM phải lựa chọn các hạng mục tiêu chí ưu tiên thực hiện trước và có kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể. Chú trọng công tác huy động, lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ đầu tư cho chương trình, khuyến khích nhân dân cùng tham gia góp sức xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội. Trong đó phải xác định rõ được cơ chế huy động vốn của các thành phần tham gia. Đặc biệt phát huy nguồn lực tại chỗ, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần thông qua các chương trình đầu tư theo quy hoạch và định hướng phát triển từng giai đoạn, đồng thời làm tốt công tác vận động của các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn và con em quê hương cũng đóng góp, chung tay xây dựng NTM.

 

 

 

                                                                        Việt Lâm

 

Các tin khác

Thực phẩm tiêu dùng thiết yếu giữ giá ổn định góp phần tăng sức mua và tổng mức bán lẻ hàng hóa tại các trung tâm mua sắm.
Qua 5 năm triển khai, xã Vĩnh Tiến (kim Bôi) mới có 5,4/23,3 km  đường giao thông nông thôn được cứng hóa.
Nông dân xã Ngọc Lương (Yên Thủy) trồng cây màu vụ đông 2015 - 2016.
Đường giao thông xóm Bái, xã Phú Cường (Tân Lạc) được bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân  đi lại và giao thương hàng hóa.

Toàn tỉnh huy động gần 57.000 công làm thuỷ lợi

(HBĐT) - Chiến dịch toàn dân làm thuỷ lợi đợt 2, năm 2015, toàn tỉnh có kế hoạch huy động 274.000 công, đào đắp 236.000m3 đất đá, phát dọn 875.000m2 kênh mương, mái đập. Chiến dịch làm thuỷ lợi đã được các địa phương trong tỉnh chủ động triển khai, thực hiện để phục vụ sản xuất vụ đông – xuân năm 2015 – 2016.

Tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho 130 người

(HBĐT) - Sáng 2/12, Trung tâm Dịch vụ Việc làm (Sở LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho 130 học viên là cán bộ Sở LĐ-TB&XH, Liên đoàn lao động, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Phòng LĐ-TB&XH các huyện, thành phố và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Để trái cam luôn ngon và sạch

(HBĐT) - Với phương châm “Chữ tín quí hơn vàng”, người dân Cao Phong xác định hai yếu tố chính phải luôn duy trì để giữ vững thương hiệu cam Cao Phong đó là ngon và sạch. Để cho ra những trái cam chín vàng, căng mọng và tuyệt đối sạch thì người nông dân Cam Phong đã ý thức, nghiêm chỉnh thực hiện theo một quy trình canh tác đạt chuẩn.

Hỗ trợ cây giống cho điểm định canh định cư tập trung

(HBĐT) - Ngày 30/11, tại điểm định canh định cư tập trung khu vực Bãi Nghia, xóm Mừng, xã Xuân Phong (Cao Phong), Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ vùng dân tộc thuộc Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức cấp phát 945 cây giống Bưởi diễn cho 27 hộ thuộc diện định canh định cư năm 2011, 2014 và 2015.

An Bình xóa đói - giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - An Bình là xã vùng sâu, vùng xa, thuộc Chương trình 135 của huyện Lạc Thủy. Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm trên 50%. Xác định phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, năm 2010, Nghị quyết Đảng bộ xã đã đề ra mục tiêu “Phát huy lợi thế của kinh tế đồi rừng, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để đẩy nhanh phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo bền vững”.

Siết chặt quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

(HBĐT) - Trong điều kiện kinh tế của đất nước, địa phương còn gặp nhiều khó khăn, tranh thủ được nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng KT- XH không phải là điều đơn giản. Bởi vậy cần siết chặt công tác quản lý Nhà nước để đảm bảo phát huy hiệu quả trong từng dự án. Sở KH&ĐT đã và đang nỗ lực vì mục tiêu này - Đó là khẳng định của đồng chí Bùi Đức Hinh, Giám đốc Sở KH&ĐT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục