(HBĐT) - Khi nói đến thuật ngữ "Văn hóa Hòa Bình” chúng ta thường hay nghĩ đến 2 khái niệm văn hóa: "Văn hóa Hòa Bình” đương đại phản ánh đời sống hàng ngày của người Hòa Bình và nền "Văn hóa Hòa Bình” tiền sử (Văn hóa Hòa Bình thời kỳ đồ đá).


Tuy nhiên, đến nay, nhiều người vẫn hiểu chưa hết về 2 khái niệm này. Nhân kỷ niệm 85 năm Thế giới công nhận thuật ngữ nền "Văn hóa Hòa Bình” cổ đại, chúng tôi muốn cùng các quý độc giả làm rõ nhiều nội dung về "Văn hóa Hòa Bình”. Trước tiên chúng ta đi vào khái niệm của 2 thuật ngữ này và những đóng góp của nhà nữ khảo cổ học người Pháp Maderleine Colani cho nền "Văn hóa Hòa Bình” cổ đại.

Văn hóa Hòa Bình đương đại: Là một nền văn hóa các dân tộc của tỉnh Hòa Bình với các dân tộc anh em cùng sinh sống trên mảnh đất này cách đây hàng ngàn năm kéo dài đến ngày nay. Trong quá trình cùng cộng cư sinh sống, các dân tộc đã để lại muôn vàn loại hình văn hóa đa dạng, đa sắc màu, từ lời ăn, tiếng nói, ngôn ngữ, nhà ở, trang phục, ma chay, cưới xin, phong tục tập quán, cùng các loại hình văn hoá khác… Để phân biệt, chúng tôi gọi "Văn hóa Hòa Bình” theo nghĩa này là Văn hóa Hòa Bình đương đại.

Nền "Văn hóa Hòa Bình” tiền sử: Là nền văn hóa cổ đại thuộc thời kỳ đồ đá, ở trong giai đoạn chuyển tiếp từ đồ đá cũ sang đồ đá mới, kéo dài từ 30.000 năm đến trên 7.500 năm cách ngày nay (phổ biến từ 18.000 - 7.500 năm cách ngày nay).


Thám sát hang Khụ Khênh, xã Văn Sơn, huyện Lạc Sơn.

Người có công đầu tiên trong việc phát hiện, nghiên cứu nền "Văn hóa Hòa Bình” tiền sử là nhà nữ khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani.

Vào những năm đầu của thế kỷ XX, bà Madeleine Colani (M. Colani) và một người bạn đồng nghiệp Henri Mansuy (H. Mansuy) đang nghiên cứu về Văn hóa Bắc Sơn (giai đoạn đá mới) tại tỉnh Lạng Sơn, cả 2 người đều phát hiện và nhận thấy: bên cạnh những hiện vật điển hình của Văn hóa Bắc Sơn (công cụ mài và mài toàn thân) tồn tại những công cụ cuội được ghè đẽo khá thô sơ của văn hóa sớm hơn văn hóa Bắc Sơn.

Để làm rõ cho những nhận định của mình, mùa hè năm 1926, M. Colani bắt đầu các cuộc điền dã phát hiện và khai quật thuộc địa bàn các huyện của tỉnh Hòa Bình: Tân Lạc, Kim Bôi, Lương Sơn, Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Sơn, Lạc Thủy… Mở rộng điều tra điền dã các tỉnh: Ninh Bình, Tây Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Từ tháng 4/1926 đến năm 1930, bà đã phát hiện và cho khai quật trên 50 di tích Văn hóa Hòa Bình các nơi, thu lượm hàng vạn hiện vật…

Với những kết quả của các đợt điền dã trong hội nghị các nhà tiền sử học Viễn đông lần thứ nhất ở Hà Nội tháng giêng năm 1932, M. Colani đã đề xuất thuật ngữ "Văn hóa Hòa Bình” và nêu lên nhiều ý kiến về nền Văn hóa này. Với sự công nhận của hội nghị, M. Colani được xem là người khai sinh ra nền "Văn hóa Hòa Bình” cổ đại.

Về địa bàn phân bố: Nền "Văn hóa Hòa Bình” tiền sử không chỉ tồn tại trên đất Việt Nam mà phân bố rất rộng ở Đông Nam á. ở phía Bắc di tích "Văn hóa Hòa Bình” có mặt ở Nam Trung Quốc. Về phía Nam, "Văn hóa Hòa Bình” lan tận đảo Sumatra (Indonexia), phía Tây di tích Văn hóa Hòa Bình có mặt ở Mianma, phía Đông di tích Hòa Bình người ta tìm thấy ở Philippin. Việc nghiên cứu nền "Văn hóa Hòa Bình” cho đến nay vẫn được rất nhiều các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm đặc biệt.

 

Lê Quốc Khánh

(Thư viện tỉnh - Tổng hợp và nghiên cứu)

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục