(HBĐT) - Hiện nay, tại xã Hưng Thi (Lạc Thủy) số lượng nhà sàn còn rất ít. Người Mường ở đây đa số chuyển sang sử dụng nhà xây. Các cụ cao niên am hiểu về chiêng, văn hóa Mường để truyền dạy cho thế hệ con cháu chỉ còn khoảng 10 cụ. Những chiếc chiêng cổ không còn. Xã chưa thành lập được câu lạc bộ dạy chiêng Mường; các làn điệu dân ca, dân vũ dần mất đi… Đó là những hạn chế cần khắc phục trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa người Mường tại xã có hơn 80% dân số là người Mường.


Theo đồng chí Bùi Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Hưng Thi: Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong giữ gìn bản sắc văn hóa Mường tại Hưng Thi là do điều kiện kinh tế của xã còn nhiều khó khăn với 26% dân số thuộc hộ nghèo chưa có kinh phí để đầu tư cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường; không có đường bộ từ huyện vào xã, người dân đi lại bằng cầu treo dân sinh ảnh hưởng đến các hoạt động văn hóa, văn nghệ và đời sống sinh hoạt. Bên cạnh đó, thế hệ trẻ hiện nay không ý thức được hết tầm quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình. Khoảng 90% trẻ em biết nói tiếng Mường nhưng hầu hết các em còn thờ ơ, ít sử dụng. Một bộ phận không nhỏ trẻ ham mê các trò chơi trên mạng Internet, không thiết tha với trò chơi dân gian như đánh mảng, ném còn, đẩy gậy, đi cà kheo...


Anh Bùi Đức Thụ, thôn Khoang, xã Hưng Thi (Lạc Thủy) hướng dẫn con gái học cách đánh chiêng Mường.

Tỷ lệ người già am hiểu về văn hóa người Mường tại Hưng Thi còn ít. Toàn xã chỉ có khoảng hơn 10 cụ còn tâm huyết với chiêng Mường và tìm cách truyền dạy cho con cháu. Hưng Thi còn duy nhất cụ Đinh Công Bằn, thôn Thơi hiện là nghệ nhân Mo Mường. Do điều kiện kinh tế còn khó khăn, dân cư phân bố không đều nên xã chưa thành lập được câu lạc bộ dạy chiêng. Toàn xã có hơn 100 chiếc chiêng mới không còn chiêng cổ. Những làn điệu dân ca, dân vũ mềm mại, uyển chuyển và nghề dệt thổ cẩm mất đi, các loại trang phục dân tộc Mường không được giới trẻ ưa chuộng...

Trước thực tế thế hệ trẻ không còn mặn mà với nét đặc sắc của dân tộc Mường, thay vào đó là những bài hát nhạc trẻ, nét văn hóa phương Tây... thì ở Hưng Thi vẫn còn những người trẻ như gia đình anh Bùi Đức Thụ, thôn Khoang vẫn đắm say với văn hóa Mường. Anh Thụ chia sẻ: Là người con đất Mường, thế hệ trẻ chúng tôi dù không biết và hiểu hết được các nét đặc sắc của dân tộc mình nhưng cũng hiểu được phần nào giá trị của nó đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Mường. Chính vì vậy, gia đình tôi vẫn giữ nếp nhà sàn và mua 6 chiếc chiêng để dạy cho con. Hiện tại, học đánh chiêng, nói tiếng Mường được gia đình tôi duy trì hàng ngày.

Đứng trước thực trạng bản sắc văn hóa người Mường ngày càng mai một. Đồng thời ý thức sâu sắc quan điểm "văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực của sự phát triển KT-XH” và việc giữ gìn nét đẹp văn hóa Mường không bị mai một theo thời gian, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường luôn được chính quyền xã Hưng Thi quan tâm bằng nhiều giải pháp như: Vào các ngày lễ, tết, hội nghị, xã tuyên truyền đến người dân tại các thôn về tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Phát động phong trào người Mường nói tiếng Mường tại các cuộc họp thôn, ngày đại đoàn kết dân tộc, coi đó là một trong những tiêu chí để bình xét các danh hiệu thi đua tại thôn như gia đình văn hóa, hộ nghèo... Yêu cầu phụ nữ Mường phải mặc trang phục dân tộc vào dịp lễ, tết, hội nghị. Đối với trẻ em thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian gắn chặt với đời sống người Mường để các em tham gia, tránh xa những trò chơi không lành mạnh. Trong thời gian tới, xã phấn đấu thành lập được câu lạc bộ dạy chiêng Mường cho người dân.



Thu Thủy

Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục