(HBĐT) - Quả thật, vào lúc giao mùa cuối đông - đầu xuân, nhận được lời mời của người bạn về Mường Bi (Tân Lạc) thật có bao điều náo nức như lần đầu về thăm miền đất cổ. Mùa này, không chỉ vì được thưởng thức đặc sản bưởi đỏ có tiếng hay các điệu rằng thường, bài chiêng Mường mời gọi mà còn có âm thanh của lễ hội từ ngàn xưa để lại.


Du khách tìm hiểu về ẩm thực Mường Bi trong các dịp lễ hội

Câu hát về miền quê thân thương này bỗng vang lên da diết, nồng nàn: "Mời bạn đến Tân Lạc quê tôi /Tình người đằm thắm, thiết tha mặn nồng…Về Mường Bi thăm núi Cột Cờ /Đêm đêm nghe âm vang tiếng cồng, tiếng chiêng /Cùng đắm say trong điệu rằng thường…”. Những di tích, danh thắng, những miền quê dân dã cùng tình đất, tình người Mường Bi đang dần níu chân du khách đến và trở lại…

Vùng đất cổ Mường Bi ẩn chứa trong mình bao điều cần tìm hiểu, khám phá. Nơi đây, có nhiều di tích khảo cổ, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cấp quốc gia, cấp tỉnh như: Di chỉ khảo cổ hang Muối, động Mường Chiềng, hang Bụt, (thị trấn Mường Khến), hang Bưng, động Hoa Tiên, động Thác Bờ (xã Ngòi Hoa), động Nam Sơn (xã Nam Sơn), miếu thờ xóm Lũy (xã Phong Phú), Cột Cờ Mường Bi… những danh thắng có tên trên bản đồ du lịch Hòa Bình, của quốc gia.

Lên "thung lũng trường thọ ở Lũng Vân” hay trở lại thăm miền đất cổ mang những nét bản sắc văn hóa Mường Bi ở xóm ải (xã Phong Phú), du lịch cộng đồng xóm Ngòi (xã Ngòi Hoa) … đều cảm nhận được nét đẹp trong đời sống sinh hoạt, văn hóa, tinh thần của đồng bào Mường (kiến trúc nhà cửa, trang phục, dân ca dân vũ, ứng xử) … Trong đự, văn hóa chiêng Mường ở Mường Bi vẫn tạo niềm cảm hứng cho nhiều du khách. Tại các lễ hội của tỉnh và huyện, hình ảnh hàng ngàn phụ nữ Mường Bi trong trang phục dân tộc Mường diễu hành tấu các bài chiêng cổ luôn đem đến cho mọi người những cảm tình đặc biệt. Vốn quý đó tiếp tục được các điểm du lịch văn hóa ở Tân Lạc lưu giữ, phát huy.

Rõ ràng, thiên nhiên ban tặng cho Tân Lạc những thế mạnh để có thể đầu tư, khai thác, phát triển các loại hình du lịch văn hóa, sinh thái, văn hóa tâm linh. Rừng, núi, sông, suối, hồ, thác… tất cả đều tạo cho vùng đất Tân Lạc sức hút mạnh mẽ đối với du khách. Đặc biệt, nhiều năm nay, các hoạt động lễ hội được tiến hành bài bản và đậm đà bản sắc, thu hút sự tham gia của du khách trong và ngoài tỉnh. Những lễ hội như: đánh cá ở xã Lỗ Sơn, chùa Kè, xã Phú Vinh, Khai hạ Mường Bi… đang hồi sinh và được khai thác ở nhiều góc độ.

Trước đây với tên gọi "Khuống Mùa” và hiện nay là lễ hội đánh bắt cá suối truyền thống Lỗ Sơn, lễ hội được khôi phục đem lại niềm vui trong lao động sản xuất và hy vọng, niềm tin vào cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Các nghi thức, hoạt động của của lễ hội (thầy Mo cúng, thanh niên khỏe mạnh khiêng bè mảng ra suối, người có uy tín quăng mẻ lưới đầu tiên, hoạt động đánh bắt…) đều mang ý nghĩa sâu sắc. Bên cạnh sự bày tỏ lòng tôn kính đối với thần linh, tiên tổ, lễ hội còn tạo cho người dân được vui chơi, giải trí, thắt chặt tình làng, nghĩa bản. Đặc biệt, lễ hội còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn và tính đương đại cao, như vấn đề bảo vệ môi trường, sinh thái, tài nguyên thiên nhiên (nguồn cá, nguồn nước…).

Lễ hội Khai hạ Mường Bi đã được du khách gần xa biết đến nhiều hơn. Phần đông du khách có chung nhận xét: Lễ hội là nơi hội tụ khá đầy đủ những nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc Mường Bi. Không chỉ được thưởng thức các điệu chiêng Mường, rằng thường hay các sản vật ẩm thực đặc trưng… du khách còn được biết thêm về đời sống, sinh hoạt, văn hóa - thể thao của người Mường như ném còn, đánh mảng, bắn nỏ, đẩy gậy, thi đấu bóng chuyền, nét đẹp thiếu nữ Mường Bi. Cùng với du khách gần xa, người dân trong vùng thêm niềm vui, có động lực cho chặng đường phát triển, xây dựng quê hương Mường Bi ngày càng giàu mạnh hơn. Những năm gần đây, mỗi dịp lễ hội có hàng ngàn lượt người tìm về vùng đất cổ…

Với những định hướng của tỉnh, huyện Tân Lạc đã có nhiều giải pháp mang tính đột phá nhằm thu hút đầu tư, phát triển du lịch lên tầm vóc mới. Các hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch đã được triển khai. Huyện đang tiếp tục có các giải pháp hiệu quả và thiết thực nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 21/6/2016 về phát triển du lịch huyện Tân Lạc giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Năm 2017, nhiều tín hiệu mừng cho du lịch Tân Lạc khi có nhiều nhà đầu tư tìm đến khảo sát, nghiên cứu và 3 dự án đang được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư (1 dự án tại xã Quyết Chiến, 2 dự án tại xã Ngòi Hoa). Trong năm đã có 94.729 lượt du khách đến Tân Lạc, doanh thu đạt 10.956 triệu đồng, tăng 946 triệu đồng so với năm 2016. Nếu có thêm sự đầu tư và quảng bá, tuyên truyền sâu rộng nhiều hơn nữa, du lịch - ngành "công nghiệp không khói” của Tân Lạc chắc chắn sẽ góp phần để câu nói người xưa "Nhất Bi…” thêm nhiều ý nghĩa mới.

 

Bùi Huy

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục