(HBĐT) - Xuân về trong những cánh hoa, đọt lá, trong tiết trời ẩm ướt, trong sự hối hả, tất bật của mỗi người hướng về ngày Tết cổ truyền của dân tộc và một chi tiết không khó để nhận biết đó là xuân trong những bộ trang phục đẹp!


Chị Hương Trà, chủ tiệm may trên đường Cù Chính Lan, phường Phương Lâm - thành phố Hòa Bình, một trong những người mang mùa xuân đến sớm từ những bộ trang phục áo dài truyền thống.

Mới là những ngày đầu tháng chạp nhưng cửa hàng quần áo thời trang của chị Hoàn, thị trấn Bo (Kim Bôi) đã "nêm chặt” bởi những kiện hàng mới. Dồi dào về số lượng, phong phú về kiểu dáng, đủ sắc màu xanh, đỏ, tím, vàng… Chỗ quen biết, chị Hoàn mau miệng chia sẻ: Mấy năm nay bán quần áo Tết thích lắm. Không chỉ trẻ con mà người lớn cũng tích cực sắm đồ để diện Tết. Bởi vậy các cửa hàng đều phải gom hàng sớm để phục vụ "thượng đế”.

Ghé thăm cửa hàng may mặc của chị Hương Trà trên đường Cù Chính Lan, phường Phương Lâm - TP Hòa Bình tôi cũng thấy ngợp sắc xuân với sắc màu họa tiết từ những chiếc váy, áo đã hoàn thiện và những súc vải lớn nhỏ được chất thành đống. Chị Trà luôn tay đo, cắt để hoàn thiện những bộ váy, áo dài, kịp trả khách mặc Tết. Vừa làm việc, chị vừa vui vẻ trò chuyện: Làm nghề may lúc nào cũng bận nhưng dịp Tết thì phải làm việc hết công suất. Tết mình nhận nhiều đơn hàng may áo dài truyền thống: bộ đôi mẹ con hoặc áo dài cả gia đình… nên công việc tốn nhiều thời gian hơn. Mệt, nhưng vui lắm khi mỗi khi ngắm nhìn sản phẩm của mình hoàn thành mang đượm sắc xuân. Ngước nhìn dàn móc treo những bộ áo đã hoàn thiện, chị Trà giới thiệu: Xu hướng diện Tết năm nay ở thành phố Hòa Bình vẫn nghiêng về áo dài. Người đứng tuổi may áo dài truyền thống còn lớp trẻ thì chuộng dáng áo cách tân, tay lỡ, vạt ngắn. Chất liệu may áo dài cũng đa dạng hơn, không chỉ bằng tơ tằm, lụa, gấm như truyền thống mà còn được phá cách bằng nhiều chất liệu khác như đũi, cốt-tông, ren, 3D... áo dài được kết hợp với quần lụa, váy xòe hoặc quần kaki. Với kiểu dáng cách tân như hiện nay, trẻ con mặc áo dài truyền thống nhiều hơn người lớn. Nhìn những cô bé, cậu bé lẫm chẫm trong trang phục áo dài truyền thống với sắc màu, kiểu dáng, họa tiết rực rỡ - chỉ ngắm thôi cũng đã thấy cả mùa xuân ngập tràn.

Đẹp, độc, lạ mắt nhưng không lạ về phom dáng, kiểu cách, bởi Tết này xu hướng diện trang phục truyền thống vẫn tiếp tục lên ngôi. Điều này rõ nét hơn ở những bản làng của đồng bào Mường, Tày, Thái, Dao… trên địa bàn tỉnh. Có thể những ngày thường vì yêu cầu công việc cần gọn gàng, năng động, các chị em không thể diện những bộ trang phục yểu điệu, thướt tha, vì vậy, tất cả được chuẩn bị, gìn giữ để "bung ra” trong những ngày lễ, Tết.

Mặc đẹp để đi chúc Tết, đi trảy hội xuân hoặc chí ít cũng để thấy diện mạo của mình năm mới khác năm cũ, hôm nay khác ngày hôm qua… đó là lý do mà trang phục truyền thống của mỗi dân tộc, trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam được nhiều người ưu tiên chọn mặc trong mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Tết truyền thống trong nhịp sống hiện đại thực sự không còn đậm đà với thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, bánh chưng xanh… nhưng với sự lên ngôi của trang phục truyền thống hôm nay có thể nhận diện rõ sắc xuân trong những tà áo đẹp!.

Lam Nguyệt

 

 



Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục