Nhiều người bảo rằng, khi đốt vàng mã, họ thấy yên lòng. Tôi biết rằng, trong khi nhiều người thích tìm bình yên khi nhìn ngọn lửa đồ mã bập bùng thiêu cháy đi tiền triệu; thì cũng có những người, yên bình có được khi phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi còn sống, khi phấn đấu vươn lên, làm chủ cuộc sống, làm chủ hiện tại; nhiều người tìm yên bình trong tâm, bằng sống hướng thiện, bằng cách sẻ chia sự yêu thương, giúp đỡ những người khó khăn khác trong xã hội…



Ảnh: Internet

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam có một hiện vật đặc biệt quý giá, được trưng bày ở vị trí hết sức quan trọng – mộ thuyền Việt Khê. Đấy là mộ thuyền thời Đông Sơn, được vinh danh là Bảo vật quốc gia. Mộ thuyền này "nói” rất nhiều chuyện về thời đại Đông Sơn vàng son một thủa.

Nổi bật trong đó là việc chôn các vật dụng theo người chết. Mộ thuyền Việt Khê có đủ cả ba loại vật dụng sử dụng trong chiến đấu, sản xuất và sinh hoạt, như: giáo, lao, dao găm, rìu, đục, dao gọt, thạp, thố, bình, âu, đỉnh, khay, ấm, đèn, trống, chuông... và cả… khuy áo. Chôn đồ dùng theo người chết là một phong tục của người Việt cổ. Chính vì nhu cầu này, xuất hiện những hiện vật được làm riêng cho mục đích tùy táng. Những chiếc trống đồng mini – thuật ngữ gọi là trống đồng minh khí là một điển hình.

Rồi những "đồ giả” được làm bằng giấy để đốt cho người chết ra đời. Chúng thay thế việc chôn theo đồ thật và được đánh giá là đỡ tốn kém hơn, văn minh hơn.

Phần lớn người Việt làm quen với tục đốt vàng mã từ tấm bé. Tôi biết đến vàng mã từ độ bốn, năm tuổi, khi lăng xăng giúp bà lót lá chuối đốt đồ mã, để tro khỏi bay lung tung. Bà tôi hay đốt tiền, vàng, ngày giỗ các cụ có thêm quần áo.

Cùng với lòng biết ơn, người Việt vốn gán cho người quá cố có sức mạnh siêu nhiên. Đốt vàng mã cho thánh thần, hay người thân đã qua đời, ngoài sự tri ân, còn vì muốn làm hài lòng các vị, để các vị, nếu không phù hộ, thì chí ít cũng không quở, phạt.

Quan niệm đốt mã cho người quá cố của người Việt vẫn không đổi khi nhân loại bước sang thời đại "bốn chấm không”. Nhưng cuộc sống thì luôn đổi thay. Đốt mã biến đổi theo là lẽ đương nhiên. Ngày xưa các cụ đi ngựa thì đốt ngựa. Ngày nay, ông bà cha mẹ mình có cưỡi ngựa đâu? Ông bà cha mẹ hay đi xe máy. Đốt xe máy thì các cụ mới sử dụng được. Khi sống ông bà, bố mẹ thích xem tivi, thích buôn điện thoại với con cháu. Bây giờ các cụ qua đời, "sang bên ấy”, chắc các cụ cũng cần tivi, điện thoại. Đốt quần áo rồi, không gửi cái máy giặt, lại sợ các cụ "giặt tay” vất vả… Tôi không ngạc nhiên trước những biến đổi ấy; cũng không ngạc nhiên trước việc đồ mã ngày càng "hoành tráng” hơn xưa. Quan niệm "trần sao âm vậy” đã ăn vào tâm thức Việt. Giờ có điều kiện hơn, người ta muốn người thân đã qua đời hưởng "phúc to, lộc lớn” cùng con cháu là điều dễ hiểu.

Tiền, vàng, điện thoại, xe máy, xe hơi, máy lạnh, quần áo… đồ mã được đốt đi, ngày một nhiều hơn. Có những khóa lễ đồ mã đốt đi trị giá cả trăm triệu, phải chở mấy ô tô mới hết. Không ai cấm. Đấy là "tự do tín ngưỡng”. Nhà chức trách chỉ phạt nếu đốt vàng mã "không đúng nơi quy định”. Mà ngay cả đốt không đúng, mấy cán bộ dám phạt chuyện tâm linh?

Với nhiều người, nhìn đồng tiền của mình bùng cháy thành tro bụi dưới dạng đồ mã, họ thấy yên lòng, dù chưa ai khẳng định thánh thần, hay người quá cố có nhận được hay không.

Thời đại tự do tín ngưỡng, chẳng ai có quyền phán xét ai, kể cả khi người ta có đốt đi đồ mã giá trị cả nghìn tỷ. Với tôi, bà tôi đã về thế giới bên kia. Dù bà tôi có thói quen đốt vàng mã, tôi vận động gia đình không đốt vàng mã mỗi khi giỗ bà. Khi còn sống, bà tôi chỉ mong con cháu mình làm điều thiện, học hành tấn tới. Bà tôi tính thương người. Bà nghèo lắm, nhưng vẫn hay giúp đỡ mọi người. Tôi học theo bà việc giúp đỡ người khác. Cứ đều đặn, tôi dành dụm ít tiền giúp đỡ bọn trẻ ở vùng cao. Trên đấy, lũ trẻ vẫn còn đói, còn rét nhiều lắm. Tôi nghĩ rằng, sống hướng thiện, phấn đấu như thế, bà sẽ hài lòng, dù có đốt đồ mã cho bà hay không.

Và tôi biết rằng, trong khi nhiều người thích tìm bình yên khi nhìn ngọn lửa đồ mã bập bùng thiêu cháy đi tiền triệu; thì cũng có những người, tìm thấy hạnh phúc, yên bình bằng phụng dưỡng cha mẹ, ông bà ngay khi còn sống; tìm thấy yên bình có được khi phấn đấu vươn lên, làm chủ cuộc sống, làm chủ hiện tại; nhiều người tìm yên bình trong tâm, bằng sống hướng thiện, bằng cách sẻ chia sự yêu thương, giúp đỡ những người khó khăn khác trong xã hội…

Nói đến đồ mã, là nói đến phong tục, nói đến tâm linh, nói đến điều tế nhị. Có lẽ phần nào vì thế, nên đồ mã vẫn đang trên đà phát triển. Song, điều tôi băn khoăn nhất, không hẳn chỉ là chuyện đốt vàng mã nhiều, hay ít. Mà là nếu cứ nhân danh di sản, nhân danh truyền thống để bảo tồn, hoặc khôi phục những tục lệ xưa, có thể lắm, rồi người Việt mình lại khôi phục lại tục chôn đồ tùy táng. Ở thời hiện đại, sẽ không phải là rìu, dao găm, thố, thạp, ấm, đèn… như ở mộ cổ Việt Khê, mà là những ô tô, xe máy, điện thoại, máy tính… chôn theo người chết. Mà là đồ thật.

 

                              TheoNhandan

Các tin khác


Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục