Tượng 12 con giáp khỏa thân tại Hòn Dáu (Đồ Sơn, Hải Phòng) đang gây nóng dư luận. Hai Giám đốc sở quản lý cũng chưa có cùng quan điểm.

Mặc quần cho tượng vì dư luận

Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng, chủ các bức tượng khoả thân, ông Hoàng Văn Thiềng, Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần quốc tế Hòn Dáu đã phải thực hiện giải pháp "ngắn hạn” của Sở Du lịch Hải Phòng, làmặc quần để che chắn các vị trí nhạy cảm trên các con giáp.

Tượng 12 con giáp khoả thân ở Hòn Dáu gây tranh cãi

Khu du lịch dùng những chiếc quần bơi bán phục vụ du khách để mặc cho các con giáp. Tuy nhiên do các con giáp là một khối đúc liền nên buộc phải xé quần quấn cho vừa thân tượng.

Những bức tượng với việc mô phỏng rõ nét cơ quan sinh dục của con người bị bao bịt, nửa kín nửa hở khiến du khách, báo chí phản ứng.

Ông Thiềng cho biết: "12 con giáp để ở khu du lịch chúng tôi 10 năm nay chả thấy du khách nào kêu ca chê bai. Đùng một cái dư luận bảo phản cảm thô tục. Cơ quan chức năng yêu cầu khắc phục, chúng tôi vui vẻ chấp hành thì du khách đến thăm quan lại vào tìm quản lý yêu cầu cởi bỏ quần trả lại tư thế 'khoả thân' cho tượng”.

Sau đó, tượng được mặc quần, nhưng vẫn bị dư luận ý kiến

"Tuy nhiên,chiều 28/3, sau khi bỏ quần cho tượng để cơ quan chức năng xem xét, chụp ảnh, chúng tôi đã dùng tạm các lá nho, quả nho bằng nhựa để che vị trí nhạy cảm”, ông Thiềng nói thêm.

Xác nhận với PV VietNamNet về "chỉ thị” mặc quần cho 12 con giáp tại khu du lịch Hòn Dáu, bà Nguyễn Thị Thương Huyền, Giám đốc Sở Du lịch Hải Phòng cho biết: Đó là giải pháp tạm thời, khi dư luận phản ánh tượng khoả thân phản cảm, mất thẩm mỹ.

Đến chiều qua, phần nhạy cảm của tượng 12 con giáp được che bằng lá nho

"Chúng tôi đã yêu cầu Hòn Dáu phải mặc đồ cho tượng để che đi phần nhạy cảm mà cộng đồng đang phản ứng. Vì tượng nặng đến hàng trăm cân, việc di chuyển hay dùng lá nho hoặc gì đó để khắc phục cần phải có thời gian để đảm bảo tính mỹ thuật. Nhưng báo chí và dư luận lại tiếp tục phản ứng chê bai khi tượng được mặc đồ”, bà Huyềnbày tỏ.

Theo bà, đến thời điểm này chưa thể đưa ra bất cứ nhận xét gì về việc đúng sai, xấu đẹp cho các bức tượng. Mọi ý kiến đều đang ở dạng xúc cảm cá nhân. Để đánh giá đúng giá trị của 12 con giáp, phải có sự xem xét thấu đáo từ nhiều chiều. Khu du lịch đang làm những điều mà luật pháp không cấm, do đó cần có thời gian để lựa chọn giải pháp thích hợp.

Mặc quần cho tượng là thừa nhận… sai

Trao đổi với VietNamNet, Giám đốc Sở VH-TT Hải Phòng Lê Văn Quý cho biết, việc tượng 12 con giáp có mặt thú, hình như người khoả thân trên khu vui chơi Hòn Dáu đang có nhiều tranh cãi trái chiều.

Giám đốc Sở VH-TT Hải PhòngLê Văn Quý: Xem xét khách quan, tuyệt đối không chạy theo dư luận

Thông tin từ báo chí và phản hồi của độc giả cho thấy số người đồng tình với việc trưng bày tượng và người phản đối đang ngang nhau, chưa ngã ngũ. Điều này càng khiến người làm quản lý phải thận trọng, khách quan.

"Cá nhân tôi cho rằng việc mặc đồ cho tượng để hạn chế sự phô trương của các bộ phận sinh dục được mô phỏng chưa phải là giải pháp hay. Nếu che đi có nghĩa là chúng ta thừa nhận nó là xấu xa. Nếu nó là nghệ thuật thì làm sao phải che.

Tuy nhiên đến thời điểm này để khẳng định 12 con giáp đó có được chế tác đúng tiêu chuẩn thẩm mỹ, đảm bảo yếu tố giáo dục và văn hoá truyền thống hay không, vẫn chưa có kết luận", ông nói.

Ông cũng cho biết, đã thành lập đoàn liên ngành do Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với chính quyền quận Đồ Sơn làm việc với khu du lịch Hòn Dáu.

Nội dung cơ bảnlàxác định cơ sở pháp lý ban đầu về việc trưng bày vườn tượng. Để đánh giá đúng bản chất, phía cơ quan quản lý nhà nước không thể vội vàng.

"Chúng tôi sẽ phải nhờ đến hội đồng nghệ thuật và phải có sự thẩm định của các chuyên gia về điêu khắc.

Ví dụ với các bức tượng theo trường phái phồn thực này ở châu Âu là rất bình thường. Nhưng vì nó còn liên quan đến yếu tố văn hóa và truyền thống, phong tục của Việt Nam nên cần cân nhắc nhiều góc cạnh", lời ông Quý.

Ông cũng chia sẻ, có thể tính đến việc để cho vườn tượng được tồn tại ởHòn Dáu nếu đảm bảo các yếu tố nghệ thuật, giáo dục và giải trí. Lúc đó nhà đầu tư nên tạo ra khu vực trưng bày riêng và nên có cảnh báo, từ chối phục vụ trẻ vị thành niên, dưới 18 tuổi.

"Các cơ quan truyền thông, dư luận rất quan tâm vấn đề này. Dù là khen hay chê thì phía Sở vẫn xem xét khách quan vụ việc, tuyệt đối không chạy theo dư luận", ông Quý khẳng định.

TheoVietNamNet


Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục