(HBĐT) - Đài tưởng niệm anh hùng Cù Chính Lan giờ là điểm di tích lịch sử nằm trong chuỗi thăm quan khi đến hồ Hòa Bình đi theo con đường Bình Thanh - Thung Nai (Cao Phong). Chúng tôi đến thăm Đài tưởng niệm anh hùng Cù Chính Lan vào những ngày mùa thu, trời cao xanh vời vợi khi quân và dân cả nước có nhiều hoạt động kỷ niệm 73 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.


Đài tưởng niệm anh hùng Cù Chính Lan sừng sững, hiên ngang bên đường Tây Tiến, cách TP Hòa Bình 8 km. Nơi đây như một điểm nhấn giữa màu xanh bất tận của núi rừng Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong), ghi nhớ sự hy sinh cao cả, tinh thần xả thân cứu nước, làm nên ngọn lửa "phong trào Cù Chính Lan”, "anh hùng đường 6” trong sự nghiệp giữ nước giữ của quân và dân ta. 66 năm trước, ngày 19/5/1952, liệt sĩ Cù Chính Lan là 1 trong số 7 người đầu tiên trên toàn quốc được Chính phủ tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

Cù Chính Lan sinh ra ở Quỳnh Lưu (Nghệ An), vùng đất địa linh nhân kiệt, trong một gia đình đông con, nghèo khó. Cuộc sống lam lũ, làm thuê, cuốc mướn đã tạo cho Cù Chính Lan tính tự lập, căm thù cường hào, quân xâm lược, mong muốn được hưởng cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc.


Tượng đài anh hùng Cù Chính Lan được xây dựng tại xóm Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong), nằm trong chuỗi thăm quan hồ Hòa Bình.

Năm 1946, quân Pháp trở lại xâm lược nước ta, Cù Chính Lan 16 tuổi đã xin gia nhập Vệ quốc đoàn. Trong môi trường mới tiếp tục rèn luyện, nuôi dưỡng, hun đúc lên khí chất người anh hùng Cù Chính Lan. Trong chiến dịch Hòa Bình lịch sử năm nào, quân ta tổ chức tấn công cứ điểm Giang Mỗ - Bình Thanh (trước thuộc huyện Kỳ Sơn). Trong lúc chiến sự cam go, quân Pháp huy động nhiều xe tăng đến tấn công cứ điểm. Hàng trăm đồng đội bị dồn bởi hỏa lực mạnh của xe tăng có nguy cơ hy sinh. Trong tình thế hết căng thẳng đó, người tiểu đội trưởng Cù Chính Lan tách đội hình chạy bộ cắt đường, nhảy lên thành xe, cạy nắp tháp xe, thả lựu đạn đã rút chốt, tiêu diệt gọn tốp địch trong chiếc xe tăng đi đầu. Những xe còn lại không có lối đi phải thoái lui. Cứ điểm Giang Mở nhanh chóng bị ta tiêu diệt.

Tinh thần quả cảm, sáng tạo của Cù Chính Lan vang dội trên khắp trên dịch Hòa Bình, làm nức lòng quân và dân ta. Những trận đánh tiếp sau, Cù Chính Lan anh dũng, tiên phong tiêu diệt địch và anh đã hy sinh trong vòng tay đồng đội. Cách đánh sáng tạo dùng lựu đạn diệt xe tăng của Cù Chính Lan được bộ đội ta học tập và áp dụng khiến quân thù khiếp đảm trên khắp các chiến trường.

Để ghi nhớ chiến công của người anh hùng Cù Chính Lan, của quân và dân ta, năm 1965, ngành Văn hóa tỉnh Hà Sơn Bình (cũ) đã đề nghị ghi danh sự kiện anh hùng này. Năm 1993, Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định công nhận khu di tích lịch sử Cù Chính Lan là di tích quốc gia. Năm 1994, tỉnh ta đã khởi công xây dựng khu di tích, dựng đài tưởng niệm Anh hùng diệt xe tăng. Đến năm 2008, Bộ VH-TT và tỉnh ta thống nhất di dời đài tưởng niệm về cơ sở mới tại xóm Mỗ I, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong. Công trình được xây dựng trên tổng diện tích 3.638 m2, trong đó tượng và bệ tượng được chế tác từ nguồn nguyên liệu đá xanh Thanh Hóa có chiều cao 8,5 m, tổng thể tích 160,4 m3. Tên anh hùng Cù Chính Lan được chọn đặt cho trường TH Cù Chính Lan và trường THCS Cù Chính Lan (phường Chăm Mát, TP Hòa Bình). Đài tưởng niệm được dựng lên khẳng định thêm niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh và là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, phấn đấu, rèn luyện trở thành người chủ xây dựng quê hương, đất nước.


Lê Chung


Các tin khác


Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh huyện Cao Phong năm 2024

Ngày 11/4, UBND huyện Cao Phong tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh năm 2024. Tham gia liên hoan có 10 đoàn với trên 300 diễn viên là dân quân, thanh niên, học sinh các xã, thị trấn trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục