(HBĐT) - Ngày 5/2/2019 (mồng 1 Tết), chương trình phát thanh tiếng Thái đầu tiên của Đài PT-TH tỉnh phát sóng. Ngày 6/2, chương trình truyền hình tiếng Thái đầu tiên được phát. Sau 5 tháng, tuy thời lượng và số lượng chương trình còn ít, nhưng chương trình PT-TH tiếng Thái đã để lại được nhiều ấn tượng trong đông đảo khán, thính giả.


Ở tỉnh ta, dân tộc Thái chiếm 3,9% dân số, là dân tộc đông thứ 3 sau người Mường và người Kinh. Để đáp ứng nhu cầu thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số, Đài PT-TH tỉnh đã thành công với Chương trình PT-TH tiếng Mường và tạo được nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả. Từ đó, Ban lãnh đạo Đài PT-TH tỉnh đã nuôi dưỡng ý tưởng thực hiện chương trình PT-TH tiếng Thái. Phòng Tiếng dân tộc trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện Chương trình PT-TH tiếng Thái.

Những ngày đầu thực hiện chương trình PT-TH tiếng Thái, Đài PT-TH tỉnh gặp không ít khó khăn. Từ việc chọn phát thanh viên cho tới khâu dịch các chương trình từ tiếng phổ thông sang tiếng Thái. Khắc phục khó khăn trên, Đài PT-TH tỉnh phối hợp với Trung tâm VH-TT&TT huyện Mai Châu hỗ trợ 1 phát thanh viên tiếng Thái để đọc và lên hình. Đài PT-TH tỉnh có 1 cố vấn chuyên sâu về tiếng Thái để kiểm duyệt chương trình từ việc duyệt bản dịch, kiểm thính lại việc đọc của phát thanh viên.


Cán bộ, phóng viên Phòng tiếng dân tộc (Đài PT-TH tỉnh) kiểm duyệt lại chương trình truyền hình tiếng Thái trước khi phát.

Hiện nay, chương trình phát thanh tiếng Thái phát 2 chương trình/tuần vào buổi trưa ngày thứ ba và thứ sáu, thời lượng 10 phút 1 chương trình. Chương trình truyền hình tiếng Thái phát 2 chương trình/tuần, thời lượng là 15 phút vào buổi tối thứ tư và chủ nhật. Tuy là chương trình mới, nhưng chương trình PT-TH tiếng Thái đã góp phần quan trọng giúp công chúng người Thái tiếp thu chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước bằng chính ngôn ngữ của dân tộc mình. Nhiều phóng sự tập trung vào các vấn đề phát triển kinh tế từ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái, vẻ đẹp những bản du lịch người Thái… Phòng Tiếng dân tộc thường xuyên chỉ đạo phóng viên tích cực đi cơ sở, đặc biệt tới vùng sâu, xa của người Thái sinh sống để khai thác thông tin. Từ đó có những tin tức, bài biết, phóng sự sát với thực tế, góp phần xây dựng được chỗ đứng trong lòng khán, thính giả.

"2 tháng nay, vào tối thứ tư và chủ nhật, cả nhà tôi lại quây quần chờ đến 21h30 để xem chương trình truyền hình tiếng Thái của Đài PT-TH tỉnh. Tôi thấy chương trình cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người Thái, thông qua chương trình tôi cảm thấy vui và tự hào vì tiếng nói của dân tộc mình được chọn làm ngôn ngữ của chương trình truyền hình. Tuy nhiên, hiện nay, chương trình PT-TH tiếng Thái còn hạn chế là chưa có nhiều chương trình nguyên bản tiếng Thái, phát thanh viên có nhiều từ phát âm còn chưa chuẩn…" - ông Hà Văn Thiết, thị trấn Mai Châu (Mai Châu) chia sẻ.

Đồng chí Bùi Thị Yến, Trưởng Phòng Tiếng dân tộc chia sẻ: Sau 5 tháng phát sóng, chương trình PT-TH tiếng Thái đã nhận được nhiều phản hồi của khán, thính giả. Bên cạnh những lời khen cũng còn có nhiều đóng góp của khán, thính giả về những tồn tại, hạn chế của chương trình. Những phóng viên Phòng Tiếng dân tộc rất vui khi nhận được những phản hồi đó. Phóng viên Phòng Tiếng dân tộc khi bắt tay vào thực hiện chương trình PT-TH tiếng Thái làm việc bằng tất cả sự nhiệt huyết, niềm đam mê với nghề và sự gắn bó thân thiết như anh em ruột thịt với đồng bào Thái. Rào cản lớn nhất của phóng viên chúng tôi là không biết nói tiếng Thái để thu thập thông tin. Hiện tại, phòng chỉ có duy nhất đồng chí phát thanh viên là người Thái. Đội ngũ phóng viên ít, nên phải kiêm nghiệm nhiều công việc...

Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng các chương trình PT-TH tiếng Thái, Đài PT-TH tỉnh tiếp tục quan tâm đào tạo đội ngũ phóng viên, biên tập viên, quay phim… Quan tâm tới việc đào tạo đội ngũ làm chương trình phải học và có chứng chỉ tiếng Thái. Đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất chương trình; tăng thời lượng các chương trình PT-TH tiếng Thái. Đổi mới nội dung, hình thức phù hợp với khán, thính giả người Thái. Ưu tiên đặc biệt tới việc sản xuất thêm nhiều chương trình nguyên bản tiếng Thái.


Thu Thủy


Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục