Bộ phim truyền hình "Những ngày không quên” đang phát sóng trên kênh VTV1 cùng nhiều dự án phim tài liệu với chủ đề phòng, chống dịch bệnh đang được sản xuất mang đến sự chia sẻ, cổ vũ cộng đồng.


Cảnh trong phim "Những ngày không quên”. (Ảnh do đoàn làm phim cung cấp).

Mảng phim truyền hình đã có những thay đổi kịp thời và cần thiết. Đầu tiên là việc VTV1 tạm dừng phát sóng bộ phim chủ đề tâm lý tình cảm "Đừng bắt em phải quên” thay bằng phim "Mùa xuân ở lại”, tác phẩm mang thông điệp "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng/Gian khổ sẽ dành phần ai”. Đây cũng là thời gian đoàn phim "Những ngày không quên” gấp rút, tích cực sản xuất, đưa bộ phim chủ đề phòng, chống dịch Covid-19 lên sóng truyền hình. Bộ phim là tác phẩm của hai đạo diễn Nguyễn Danh Dũng, Trịnh Lê Phong; biên kịch Trịnh Khánh Hà, Nguyễn Thu Thủy; quy tụ nhiều NSND: Trung Anh, Hoàng Dũng, Bùi Bài Bình; các diễn viên: Thu Quỳnh, Bảo Thanh, Bảo Hân, Đình Tú, Phương Oanh, Quốc Trường… Và bây giờ đến lượt "Những ngày không quên” phát sóng thay thế cho "Mùa xuân ở lại”.

Dự kiến, phim dài khoảng 50 tập, lấy bối cảnh, nhân vật từ hai bộ phim truyền hình quen thuộc "Về nhà đi con” và "Cô gái nhà người ta” được phát sóng gần đây. Phim phản ánh câu chuyện dịch bệnh ập đến kéo theo những thay đổi trong đời sống gia đình và nảy sinh nhiều tình huống xáo trộn của xã hội, như: Đổ xô mua, tích trữ thực phẩm, găm hàng, tăng giá, tung tin đồn thất thiệt, trốn cách ly… nhưng cũng từ những biến động ấy, tình người và trách nhiệm công dân vẫn trở thành điểm sáng tạo nên niềm xúc động, lan tỏa với cộng đồng.

Chia sẻ về phim "Những ngày không quên”, đạo diễn Nguyễn Danh Dũng cho biết, kịch bản được hoàn thành trong thời gian rất ngắn, các diễn viên cũng được liên lạc gấp để quay trong những ngày dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, công tác bảo đảm an toàn sức khỏe cho đoàn phim và chất lượng tác phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Đây cũng là lần đầu, Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (Đài Truyền hình Việt Nam) thực hiện một bộ phim dài tập kết hợp bối cảnh, nhân vật sẵn có ở những bộ phim khác. Cách thức mới này hứa hẹn tạo ra nhiều bất ngờ, thú vị cho khán giả. Một số diễn viên chia sẻ, vì quay đúng thời điểm dịch bệnh cho nên chuyện hậu trường cũng có nhiều khác biệt. Chẳng hạn, khâu kiểm dịch hay giãn cách đúng cự ly luôn được thực hiện nghiêm túc; từ chai nước uống tới hộp đồ ăn của mỗi thành viên đoàn phim đều ghi tên, xếp riêng chứ không dùng chung hoặc ăn uống tập trung như trước.

Thời điểm này, hàng loạt phim cũ có đề tài về dịch bệnh đang được khán giả trong nước và thế giới xem nhiều trên nền tảng trực tuyến, như: Bệnh truyền nhiễm, Vương triều xác sống, Lối thoát hậu tận thế… Điều đó cho thấy, đại dịch luôn là đề tài có sức thu hút lớn với giới làm phim và khán giả. Ở Việt Nam, ngoài phim truyền hình, mảng phim tài liệu cũng đã bắt nhịp. Ngày 3-4, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có công văn gửi Công ty TNHH một thành viên Hãng phim Tài liệu khoa học Trung ương, đề nghị điều chỉnh kế hoạch sản xuất phim "Cuộc chiến không giới hạn” (phim tài liệu về phòng, chống dịch Covid-19), sẽ sản xuất ngay trong năm 2020, thay cho kế hoạch cũ là năm 2021. Cùng thời điểm này, một số nhóm sản xuất phim tài liệu đã thực hiện xong những cảnh quay tại các điểm nóng về dịch bệnh, như: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, Bệnh viện Bạch Mai… cho những bộ phim về cuộc chiến chống dịch bệnh. Nhà sản xuất Phan Ý Linh, một thành viên đoàn phim của VTV7, cho biết: "Với tư cách là một công dân, chúng tôi tuân thủ những yêu cầu của Nhà nước trong khoảng thời gian khó khăn này. Bên cạnh đó, với tư cách là người làm nghề, chúng tôi cũng muốn đóng góp công sức để phòng, chống dịch ở những khía cạnh khác, trong đó phim ảnh vừa phản ánh thực tế, vừa tri ân những lực lượng đang gồng mình chống dịch. Đó sẽ là những dữ liệu quý giá cho mai sau”.

Theo Nhandan.com.vn

Các tin khác


Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục