Ngày 12/7, UBND huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (Thừa Thiên - Huế) tổ chức Lễ rước Long vị vua Hàm Nghi từ Thế Miếu - Đại nội Huế, về an vị tại Đền thờ ở Di tích Quốc gia Thành Tân Sở, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ.


Quang cảnh lễ rước bài vị Hoàng đế Hàm Nghi và các nghĩa sỹ Cần Vương tại thôn Mai Đàn, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ. Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN

Đây là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Kỷ niệm 135 năm (13/7/1885 - 13/7/2020) vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương, kêu gọi hào kiệt, sỹ phu và nhân dân yêu nước đứng lên chống thực dân Pháp, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. 

Lễ rước Long vị vua Hàm Nghi được tổ chức tại Thế Miếu - Đại nội Huế (Thừa Thiên - Huế), theo nghi thức truyền thống. Đội hình rước Long vị của vua Hàm Nghi được xây dựng dựa trên mô hình rước vua, trong nghi thức cung đình của triều Nguyễn.


Quang cảnh lễ rước bài vị Hoàng đế Hàm Nghi và các nghĩa sỹ Cần Vương tại Hoàng thành Huế. Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN

Cùng ngày, UBND huyện Cam Lộ tổ chức Lễ rước bài vị Binh bộ Thượng thư Tôn Thất Thuyết, từ phủ Tôn Thất Thuyết ở làng Vân Thế Trung, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế); Lễ rước bài vị Kỳ vỹ quận công Nguyễn Văn Tường, từ đền thờ của ông ở thôn An Cư, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị về Di tích Quốc gia Thành Tân Sở.


Ông Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị dâng hương xin rước bài vị Hoàng đế Hàm Nghi và các nghĩa sỹ Cần Vương tại Thế Tổ miếu trong Hoàng thảnh Huế. Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN

Vua Hàm Nghi sinh năm 1871, mất năm 1943, có tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Lịch. Năm 1884, ông được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi khi mới 13 tuổi, lấy niên hiệu là Hàm Nghi. Mặc dù tuổi còn niên thiếu nhưng vua Hàm Nghi đã thể hiện được sự khảng khái và khí chất yêu nước của mình. Phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi khởi xướng đã minh chứng cho ý chí không gì khuất phục nổi của nhân dân Việt Nam, con người Việt Nam trong suốt những năm cuối thế kỷ XIX và thời gian sau này. Bên cạnh đó, Binh bộ thượng thư Tôn Thất Thuyết và Kỳ vỹ quận công Nguyễn Văn Tường là hai đại thần mang tư tưởng chủ chiến, đã kiên quyết phế bỏ các phần tử chủ hòa thân Pháp, để đưa lên ngai vàng một vị vua yêu nước - vua Hàm Nghi, quyết chiến với thực dân Pháp.


Lễ cúng của Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc Huế trong lễ rước Long vị Hoàng đế Hàm Nghi rước bài vị Hoàng đế Hàm Nghi và các nghĩa sỹ Cần Vương tại Thế Tổ miếu trong Hoàng thảnh Huế. Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN

Thành Tân Sở được khởi công xây dựng từ năm 1883 - 1885. Sau sự kiện Kinh thành Huế thất thủ (đêm ngày 4, rạng sáng 5/7/1885), đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã quyết định đưa vua Hàm Nghi rời bỏ Kinh thành tìm đường cứu nước. Tân Sở đã được vua Hàm Nghi cùng quần thần chọn là nơi để xây dựng thành căn cứ kháng chiến. Tại đây, ngày 13/7/1885, vua Hàm Nghi đã ban Chiếu Cần Vương kêu gọi người dân đấu tranh giành lại giang sơn. Thành Tân Sở được công nhận là Di tích cấp Quốc gia vào năm 1995.


Đoàn đại biểu đại diện cho nhân dân huyện Cam Lộ đến dâng lễ xin cung thỉnh Long vị Hoàng đế Hàm Nghi và các nghĩa sỹ Cần Vương tại Thế Tổ miếu trong Hoàng thành Huế. Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN 

Dự kiến, ngày 13/7, tại Khu di tích Quốc gia Thành Tân Sở, UBND huyện Cam Lộ sẽ tổ chức Lễ khánh thành Đền tưởng niệm vua Hàm Nghi cùng Lễ cung thỉnh Long vị vua, bài vị các tướng sỹ vào đền tưởng niệm.


Theo Báo Tin Tức

Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục