(HBĐT) - Đó là chùa Keo, tọa lạc tại làng Keo, nay là xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư (Thái Bình). Cùng các đồng nghiệp Báo Thái Bình chiêm bái ngôi chùa cổ gần 400 tuổi, chúng tôi cảm nhận nét độc đáo, những giá trị của Thần Quang tự xứng danh được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.


  
Một góc chuà Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư (Thái Bình).


Thong dong thả bước qua lối đi giữa 2 hồ nước, chúng tôi bước vào sân chùa thanh tịnh. Với chất giọng trầm ấm, hướng dẫn viên Nguyễn Thị Phương Duyên lần lượt giới thiệu về ngôi chùa phức hợp kiến trúc đa dạng nhất, và cũng được xếp vào hàng quy mô nhất trong các ngôi chùa cổ ở Việt Nam.

Nhìn bao quát, toàn bộ ngôi chùa được làm bằng gỗ lim và không hề sử dụng đinh tán, chỉ dùng mộng gỗ ghép lại với nhau nhưng kết cấu toàn bộ kiến trúc vẫn chắc chắn qua thời gian. Các vì kèo, cột được chạm khắc rất tinh xảo. Theo giới thiệu, chùa Keo xưa có tên là Nghiêm Quang tự được dựng tại làng Keo năm Tân Sửu (1061), đời Lý Thánh Tông. Sau đó, đến đời Lý Anh Tông (1167) được đổi tên là chùa Thần Quang. Năm Tân Hợi (1611) xảy ra trận lũ lớn, chùa bị trôi dạt. Dân làng Keo cũ phải dời đi 2 nơi, một về tả ngạn sông Hồng, huyện Vũ Thư và một về hữu ngạn (tỉnh Nam Định). Cũng vì vậy, làng Keo được chia thành 2 làng và đều dựng lại ngôi chùa, gọi theo tên Nôm là chùa Keo.

Chùa Keo Thái Bình được dựng lại năm 1632 với tên chữ Thần Quang tự và giữ khá nguyên vẹn cho đến ngày nay. Chùa do quận công Hoàng Nhân Dũng (một vị quan lớn thời Lê - Trịnh) đứng ra khởi công. Chúa Trịnh chỉ cấp cho 100 cây gỗ lim, còn lại đều do Nhân dân tự đóng góp. Ông phải ròng rã 19 năm mới thuê được 42 hiệp thợ để khởi công và sau 28 tháng, đến tháng 11/1632 hoàn thành. Ngôi tự hiện nay có tổng diện tích 41.561,9 m2. Quay mặt hướng chính Nam, chùa được dựng theo kiến trúc đặc trưng "nội nhị công, ngoại nhất quốc” với 16 toà, 126 gian. Trong đó 12 tòa, 102 gian chính, gồm: tam quan ngoại (3 gian); tam quan nội (3 gian); chùa Phật (3 tòa): tòa ông Hộ (7 gian), tòa ống muống (3 gian), tòa tam bảo (3 gian); đền thánh (4 tòa): tòa giá roi (5 gian), tòa thiêu hương (5 gian), tòa hậu cung (3 gian), tòa thượng điện (3 gian); gác chuông (1 gian); hành lang đông (33 gian); hành lang tây (33 gian). Trong khuôn viên có 3 hồ lớn. Điểm đầu là tam quan ngoại, điểm cuối là gác chuông, hai điểm này nằm trên một đường thẳng gọi là đường thần đạo.

Điểm đặc biệt trong kiến trúc, mỹ thuật của ngôi chùa có thể kể đến các kiến trúc đao loan uốn cong chạm trổ hình rồng, phượng, cá... vô cùng công phu, tỉ mỉ. Những pho tượng Phật nhiều hình dạng được chạm khắc từ thế kỷ XVII, XVIII; bộ chuông đồng; bộ cửa gỗ ở tam quan ngoại chạm đôi rồng và nhiều rồng con đang chầu nguyệt được xem là kiệt tác chạm khắc thế kỷ XVII. Đặc biệt, gác chuông 3 tầng ở điểm cuối cao hơn 11 m, bộ khung được kết cấu bởi gần 100 con sơn chồng lên nhau, được gọi là 100 đàn đầu voi. Tất cả đều liên kết bằng mộng gỗ nâng đỡ 12 mái ngói cong uy nghi. Bên trong gác chuông có khánh đá, nhấc nhẹ tay gõ đã vang vọng thinh không. Đối với chuông, khi gõ âm vang cả một vùng.

Chùa ngoài thờ Phật, còn thờ thánh Dương Không Lộ - quốc sư thời nhà Lý, người con của làng Keo có công dựng chùa Keo cũ và hướng dẫn giúp dân làm ăn. Hàng năm, tại chùa diễn ra 2 lễ hội: Lễ hội mùa xuân với tính chất hội làng truyền thống và lễ hội mùa thu (hội chính diễn ra vào trung tuần tháng 8 âm lịch), với những lễ nghi tôn giáo như lễ tế mở cửa đền, rước kiệu thánh... Trong lễ hội, nhiều lễ vật, hệ thống đạo cụ, dụng cụ được sử dụng như kiệu, thuyền rồng, thuyền cò, bát bửu, chấp kích, trải… và nhiều trò chơi dân gian truyền thống hấp dẫn (thổi cơm thi, bịt mắt bắt vịt, leo cầu ngô…). Với sự cuốn hút của lễ hội, dân gian truyền câu ca "Dù cho cha đánh mẹ treo/ Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm”. Đến chùa, dân bản địa và du khách gửi gắm khát vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.         

Với những giá trị về lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật, văn hóa, tâm linh, chùa Keo đã được xếp hạng di tích quốc gia năm 1962 và di tích quốc gia đặc biệt năm 2012.


Cẩm Lệ

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục