Trong bất kỳ lễ hội nào của người Khmer ở Nam Bộ, thì múa luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu được, nhiều người Khmer nói rằng: Nếu không có múa thì lễ hội sẽ không thành!

Nghệ thuật múa truyền thống Khmer đã nổi tiếng từ lâu không chỉ nhân dân trong nước biết đến mà nhiều người trên thế giới cũng rất ngưỡng mộ. Vì vậy, có thể nói nghệ thuật biểu diễn của dân tộc Khmer đã bắt nguồn từ kho tàng văn nghệ dân gian vô cùng phong phú và đa dạng, được sáng tạo từ những con người rất có năng khiếu và yêu thích nghệ thuật.

Trong bất kỳ lễ hội nào của người Khmer ở Nam Bộ, thì múa luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu được, nhiều người Khmer nói rằng: Nếu không có múa thì lễ hội sẽ không thành! Múa có trong tất cả các lễ hội từ Tết năm mới Cholchnamthmay, lễ Dolta, cho đến lễ Cúng trăng (Ooc-om-boc) hay bất cứ những dịp lễ khác như các dịp lễ mang tính tôn giáo Dâng y… Bất kỳ nơi đâu chỉ cần có tiếng kèn và nhịp trống nổi lên là ở đó có múa.

Múa cung đình - loại hình nghệ thuật bậc thầy

Múa là món ăn tinh thần của người Khmer ở Nam Bộ, qua quá trình phát triển múa Khmer đã hình thành hai hình thái rõ rệt, đó là hình thái múa Cung đình và hình thái múa dân gian. Hình thái múa Cung đình đòi hỏi người múa phải có sự khổ luyện, tinh thần học hỏi rất cao, chịu "nhập tâm" mới có thể truyền tải được những tinh túy văn hóa dân tộc.

Múa Cung đình của người Khmer.

Từ hình thể, tay, chân đến nụ cười, ánh mắt đều phải tập theo những chuẩn mực cổ điển. Cứ nhìn vào những chi tiết cụ thể và chuẩn mực cơ bản ấy mà người ta có thể đánh giá đẳng cấp của nghệ sỹ.

Nghệ thuật múa Cung đình phát triển theo chiều hướng diễn tả tâm trạng mang tính mô phỏng, rồi nâng lên với tính cách ước lệ cao. Như diễn tả những con thú: chim thần (Krud), chằn (Yeak), rắn thần (Naga), khỉ (Hanuman), rồng (Phuchông)... Động tác được hệ thống, qui nạp mang tính khoa học, mực thước, như con khỉ có 12 động tác: cười, lạy, gãi, khóc, nhảy, âu yếm, đau khổ…

Múa dân gian - hình ảnh sống động đậm sắc màu

Nếu như múa Cung đình khoa học, uyên thâm, mực thước, trang trọng và mang tính cổ kính bao nhiêu thì múa dân gian ngược lại bấy nhiêu. Những động tác thoải mái, lạc quan, yêu đời và luôn có chất hóm hỉnh: Múa Sarikakeo, Romvông, Saravan... là những điệu múa rất phổ biến.

Với tiết tấu 4/4 của Romvông nữ guộn lượn hai tay đổi nhau và che lấy ngực còn nam thì lượn guộn tay rộng hơn để bao lấy nữ, nam bước đuổi theo nữ. Tiết tấu 2/8 của Saravan thì cả nam lẫn nữ đều nhấn lượn hai tay buông xuôi theo chiều thân người, với điệu này nam và nữ đối diện nhau, bên tiến bên lùi và ngược lại. Múa Sarikakeo, là điệu múa đôi, được dành cho những cuộc vui của thanh thiếu niên. Múa trống Xadam thì lại là độc vũ của nam giới.

Trong thực tế, thỉnh thoảng múa dân gian đã tiếp thu tinh hoa đặc sắc từ những động tác cung đình rồi biến hóa theo tiết tấu và hòa nhuyễn vào không khí của tác phẩm với nội dung phản ảnh cuộc sống, làm cho nó trở nên nhanh nhẹn, vui vẻ như múa "gáo", "xúc tép" (Saneng).

Nghệ thuật múa Khmer Nam Bộ là sản phẩm văn hóa tinh thần độc đáo vừa mang tính linh thiêng, vừa là nhu cầu tinh thần sau những ngày lao động mệt nhọc nơi đồng áng. Là những sáng tạo độc đáo góp vào vườn hoa nghệ thuật "muôn hương ngàn sắc" của các dân tộc Việt Nam


                                                                         Theo CAND

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục