Mỗi nhà nghiên cứu có một thế mạnh riêng của ngòi bút. Có người giỏi về khái quát lý luận. Có người chuyên sưu tầm và tổng quan tài liệu. Lại có người thiên về năng lực cảm thụ nghệ thuật, phân tích bút pháp của người sáng tác.

Vu Gia là nhà văn, từng viết truyện ngắn, tiểu thuyết, làm thơ, ông thừa sức đi vào chuyện hình thức, chữ nghĩa, bếp núc của văn chương. Nhưng theo đuổi việc thực hiện bộ sách về Tự Lực văn đoàn gần 20 năm nay, Vu Gia chủ yếu muốn soi sáng sự nghiệp của các nhà văn này từ cảm quan lịch sử về bối cảnh hoạt động của họ, trên cơ sở đó mà khám phá, đính chính và góp phần giải quyết những tồn nghi trong văn học sử.

Thế Lữ - một khách tình si là công trình biên khảo văn học thứ chín của Vu Gia, dành cho một thành viên đa tài của Tự Lực văn đoàn (nhà thơ, nhà tiểu thuyết, dịch giả, nhà hoạt động sân khấu) mà cũng là người mở đường của phong trào Thơ Mới. 

Kinh nghiệm thực hiện tám cuốn sách trước được Vu Gia rút tỉa và áp dụng thành thạo trong cuốn sách này. Để có 733 trang viết về Thế Lữ, Vu Gia đã dành gần hai năm lục lọi trong các thư viện Bắc Nam, đi điền dã đến tận những nơi có liên quan với tác giả và tác phẩm để tìm hiểu, xác minh tư liệu. Ông về nhà thờ tổ họ Nguyễn ở xóm Tự, làng Phù Đổng, trước thuộc Bắc Ninh, nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội, để truy tìm gốc tích, dòng họ của nhà văn.
 
Ông đến Hải Phòng tìm hiểu những địa danh lưu lại trong tiểu sử và trang văn Thế Lữ. Đó là ngõ Nghè, nơi có đền Nghè thờ Bà Lê Chân cùng ngôi trường lúc nhà thơ học lớp đồng ấu. Là đường Thiên Lôi trong một khu xóm ven biển đã gợi ý cho tác phẩm Bên đường Thiên Lôi. Là chùa Hang ở Đồ Sơn, gần ngôi nhà lá nơi nhà văn dưỡng bệnh thời gian bị lao phổi, đã gợi trí tưởng tượng cho ông viết truyện Hang thần, sau đổi thành Vàng và máu…

Qua cuốn sách này, lần đầu tiên những chi tiết cụ thể về gia đình, hôn nhân, những ngả rẽ trong cuộc đời Thế Lữ được công bố. Là người lữ khách vướng vào “nòi tình”, ông từng bị rút phép thông công vì bỏ bê gia đình để sống với nghệ sĩ Song Kim. Vu Gia không biện hộ cho Thế Lữ, nhưng cũng cho thấy đó còn là cái duyên với sân khấu.

Cho đến nay, có lẽ Vu Gia là người lập được một niên biểu đầy đủ nhất về Thế Lữ. Có thể nói tác giả cuốn sách này đã vận dụng một phương pháp tiểu sử triệt để nhất để cắt nghĩa thế giới sáng tạo của Thế Lữ.

Bên trong nhà nghiên cứu Vu Gia luôn hiện diện một nhà phê bình và một nhà báo bức xúc với những vấn đề xã hội. Đã thành phong cách của Vu Gia là giọng tường thuật và tranh biện nồng nhiệt trong văn nghị luận. Bạn đọc có thể đôi lúc cảm thấy nặng nề với những trang tư liệu ngồn ngộn của cuốn sách. Bù lại, tác giả dẫn dắt ta một cách khéo léo và bắt ta theo cùng ông qua hết 12 chương sách với những tiêu đề được rút ra từ thơ Thế Lữ: Non nước đang chờ gót lãng du; Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ; Trọn đời làm kẻ đưa thuyền khách; Đường trần xuôi ngược để vui chơi…

Trong chương cuối, nói về thơ Thế Lữ, Vu Gia viết: “Thế Lữ đưa ta đến một thế giới của thi ca, nhạc, hoạ, của tiên nữ, suối reo, chim hót…Có những bài thơ, những câu thơ của Thế Lữ đi vào lòng người, mê hoặc, ám ảnh người đọc, buộc người đọc có lúc phải tìm đến như tìm tri âm, tri kỷ” (tr. 716). Khi đặt tên cho con, bà mẹ Thế Lữ muốn ông như một “của lễ” để dâng cho Chúa. Cuốn sách Vu Gia chứng minh rằng cuộc đời đa đoan với những sáng tạo đa dạng của Thế Lữ còn là một “của lễ” dâng cho Thơ ca, cho Văn chương và Nghệ thuật.

 

                                                                                Theo  NLĐ

Các tin khác


Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục