Cuộc đời và sự nghiệp của NSND Đặng Thái Sơn gắn liền với Frederic Chopin nên năm 2010 kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà soạn nhạc thiên tài Ba Lan này, anh sẽ về Việt Nam nhiều hơn, chơi nhiều bản nhạc của Chopin hơn và ngày 1/10/2010, anh vinh dự là nghệ sĩ mở màn cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Chúng tôi đã có dịp trò chuyện cùng anh về tình yêu lớn với âm nhạc Chopin cùng những kỷ niệm vui buồn, ước mơ... của anh.

- Nhà soạn nhạc Chopin là người có ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp âm nhạc của anh và đưa anh đến với những giải thưởng danh giá. Năm nay thế giới kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Chopin với nhiều hoạt động lớn, hẳn cũng là một năm đặc biệt với anh - người được mệnh danh là “Chopinist phương Đông”?

 Đặng Thái Sơn bên cây đàn kỷ niệm.

Cuộc đời tôi gắn liền với nhà soạn nhạc thiên tài người Ba Lan Chopin nên năm 2010 là năm trọng đại với tôi. Đầu tháng 3 có cuộc biểu diễn rất lớn ở Ba Lan do ba pianist từng đoạt giải Concours Chopin trình diễn, trong đó có tôi. Điều thú vị là năm 2010, một lần nữa lại có concours mang tên ông vào tháng 10. Concours năm nay có một sự cải cách lớn, Ban giám khảo từ 26 người giảm xuống 12, gồm những người chuyên diễn Chopin có tầm cỡ cao. Tôi may mắn là một trong 12 người đó.

Năm nay, tôi kín lịch đến tháng 12. Tôi sẽ nhiều lần về nước biểu diễn. Là người con của Hà Nội, tôi rất mừng được biểu diễn cùng Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam vào ngày 1/10 để mở màn cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

- Anh có bao giờ cảm thấy áp lực với danh hiệu mình đã đạt được? Và có lúc nào thấy mệt mỏi?

Mệt mỏi là một phần của cuộc sống, thậm chí là đau đớn. Cuộc sống là đa dạng nên tôi chấp nhận mọi sự. Muốn để người ta nhớ mình mãi thì rất đơn giản: giữ tay nghề vững vàng. Nhưng nghề này có thể gọi là tàn nhẫn, vì ngay lập tức sau buổi biểu diễn có thể xuất hiện bài phê bình nếu hôm ấy người diễn gặp chuyện xáo động về tình cảm. Nếu diễn không hay là mất tiếng ngay lập tức. Tôi giữ được thế của mình bằng cách lập chương trình diễn thích hợp với sức khỏe của bản thân. Cảm thấy làm được thì làm, chứ không chịu bất cứ sức ép gì.

- Công việc của anh khá nhiều: đi diễn, giảng dạy, làm giám khảo, mở liên hoan trại hè âm nhạc... mà lại sống một mình, anh cân bằng cuộc sống thế nào?

Tôi phải hạn chế gặp gỡ, vì khi mình diễn trước đám đông đã là giao cảm lớn, để cân bằng phải "nạp điện" lại trong yên tĩnh và một mình. Nhiều khi về nước tôi hay bị bạn trách sao không gọi, nhưng tôi thích sự yên tĩnh. Năm nay có nhiều sự kiện lớn, sau đó đến năm 2011, tôi sẽ nghỉ vài tháng hoàn toàn để cho bản thân tĩnh lặng.

- Trong 30 năm nay, anh là người Việt Nam (VN) duy nhất đạt giải Chopin, điều đó khiến anh vui hay  buồn?

Vui vì tôi là người đầu tiên không chỉ VN mà ở cả Á Đông đoạt giải. Và buồn man mác vì không riêng giải Chopin, tôi tham gia nhiều cuộc thi, làm trong ban giám khảo thấy bóng dáng VN quá ít. Mình không dám so với những nước phát triển khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, mà những nước trong vùng như Thái Lan mình cũng thua. Hai năm trước tôi sang Bangkok thấy hầu như họ chơi đàn rất nghiệp dư. Vậy mà chỉ 1 năm sau, họ đã có trường học, xuất hiện cuộc thi lớn. Tôi buồn nhưng cũng không làm hết được những gì mình muốn. Cái này đòi hỏi phải đào tạo lâu dài. Mở 1 trường đầu tư nhanh, có tiềm lực, có thể sau 10 năm là có học trò giỏi, như Thái Lan, Singapore làm rất tốt. VN là nước lớn đứng về mặt dân số, mà về nghệ thuật cũng như các lĩnh vực khác như vậy thì cũng nên nghĩ lại. Tôi kêu gọi các nhạc sĩ VN sáng tác nhiều hơn nữa các bản nhạc concerto.

- Xin cảm ơn nghệ sĩ về cuộc trò chuyện cơi mở này!

                                                                              Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục