Lâu lắm rồi mới thấy có một bộ phim nhựa làm về cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước như "Đừng đốt" được khán giả và Ban giám khảo cùng chung một đánh giá.

 

Trong cuộc trao giải Cánh Diều vàng điện ảnh 2009 vào đêm 14/3 nhân kỷ niệm Ngày điện ảnh Việt Nam, nhiều đồng nghiệp trong giới điện ảnh và khán giả cả nước vui mừng được biết, bộ phim "Đừng đốt" của đạo diễn kiêm biên kịch NSND Đặng Nhật Minh được tôn vinh khi "ẵm" hầu hết các giải thưởng danh giá: Bộ phim được khán giả yêu thích nhất; phim đoạt giải danh giá nhất Cánh Diều vàng; giải Đạo diễn xuất sắc nhất; giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất dành cho Minh Hương (vai bác sỹ, Anh hùng liệt sỹ Đặng Thuỳ Trâm); giải Thiết kế mỹ thuật xuất sắc nhất (Phạm Quốc Trung) và Âm thanh xuất sắc nhất (NSƯT Bành Bắc Hải)… Nghĩa là trong đêm vinh danh điện ảnh Việt Nam ấy, dường như có thể nói không ngoa rằng là đêm của "Đừng đốt".

Lâu lắm rồi mới thấy có một bộ phim nhựa làm về cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước như "Đừng đốt" được khán giả và Ban giám khảo cùng chung một đánh giá. Nếu ai đó nghi ngờ sự thẩm định của Ban Giám khảo thì có hàng vạn khán giả, những "thượng đế" khó tính và bận bịu trong thời buổi hiện nay sẽ có ý kiến công minh, chẳng nhẽ sự rung động và tình yêu của họ khi xem "Đừng đốt" há không phải là một hàn thử biểu sống còn của điện ảnh sang trọng hay sao?

Ngược lại có ai vì một lý do nào đó nghi ngờ trình độ cảm thụ nghệ thuật của khán giả thì xin hãy trông vào những ý kiến mang hàm lượng trí tuệ cao của những nhà chuyên môn điện ảnh nước nhà được đề cử vào Ban giám khảo.

Vậy sẽ cắt nghĩa như thế nào về hiện tượng "Đừng đốt"? Dường như bộ phim không có gì xa lạ khi kịch bản do người NSND từng đạo diễn phim "Bao giờ cho tới tháng Mười" viết dựa trên cuốn nhật ký của nữ bác sỹ Đặng Thuỳ Trâm đã quá quen thuộc với bạn đọc trong nước và nước ngoài.

Và nữa, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đã có hàng ngàn bài báo nói về số phận của cuốn nhật ký từng lưu lạc hàng chục năm được những người lính Mỹ bên kia chiến tuyến nâng niu, giữ gìn. Thậm chí, có tờ báo đã cử phóng viên sang tận nước Mỹ để tìm gặp các nhân chứng như người lính chế độ cũ là Trung úy Nguyễn Trung Hiếu từng ngăn viên sỹ quan Mỹ định ném cuốn nhật ký của Đặng Thuỳ Trâm vào lửa: "Đừng đốt! Trong đó đã có lửa". Và cũng đã có hàng ngàn cuộc giao lưu, gặp gỡ với các nhân chứng từ hai phía và người thân, những cuộc hội thảo đầy xúc động xung quanh cuốn nhật ký của người nữ bác sỹ anh hùng…

Cảnh trong phim Đừng đốt (Đạo diễn Đặng Nhật Minh).

Thế nhưng, kỳ lạ làm sao, cũng từ cuốn nhật ký quen thuộc ấy khi được chuyển lên phim đã khiến hàng vạn con tim của khán giả trong và ngoài nước xúc động; kể cả nhiều bạn trẻ sinh ra sau cuộc chiến tranh chống Mỹ đã không cầm được nước mắt.

Tôi có may mắn xem bộ phim này trước khi được tôn vinh. Dường như hôm đó, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, tuổi tác và sự từng trải như bị xóa nhòa, đề tài chiến tranh hay hòa bình, hay xã hội, hay những vấn đề "hot" đã không còn phân biệt nữa. Còn lại là cảm xúc, là niềm thương mến, là trong sâu xa cõi lòng khán giả đã trào dâng một tình cảm tự tôn dân tộc qua những thước phim trải dài lịch sử đất nước.

Phim không chỉ là cái bệnh xá nhỏ nhoi giữa chiến trường khốc liệt Quảng Ngãi với những trận đói quay đói quắt, không chỉ là những ca mổ và cấp cứu thương binh. Phim không chỉ là số phận nhỏ nhoi của cuốn nhật ký có sức công phá lớn trong một gia đình cựu chiến binh Mỹ…

Xuyên suốt bộ phim còn là hình ảnh của miền Bắc với những trận bom của giặc Mỹ và những chuyến sơ tán của người Hà Nội sao mà thương đến thế, là những sinh hoạt đạm bạc và những nén chịu hy sinh của những gia đình trí thức như gia đình Đặng Thuỳ Trâm và của hậu phương để dành những thuận lợi cho tiến tuyến lớn miền Nam.

Theo nhiều khán giả, một trong những cảnh gây xúc cảm mạnh là phút hy sinh của bác sỹ Đặng Thuỳ Trâm. Ở chiến trường Đức Phổ, Quảng Ngãi, giữa mưa bom bão đạn, người bác sỹ ấy chưa hề thôi mơ ước được về thăm lại miền Bắc, được nằm ôm mẹ cuộn tròn trên giường, để được ngủ một đêm bình yên, được đạp chiếc xe đạp cũ kỹ thuở nào đi một vòng quanh hồ Hoàn Kiếm…

Và ngày Đặng Thuỳ Trâm hi sinh, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã để nhân vật của mình đạp chiếc xe cũ kỹ thời sinh viên đi lẻ loi, chầm chậm trên một con đường Hà Nội. Đôi bàn chân xinh đẹp, mảnh mai kia của chị như níu vào đôi bi-đan chiếc xe đạp, rồi  đi chậm dần, chậm dần yên tĩnh vào cõi xa xăm… Khán giả lặng đi. Không ai cầm được nước mắt!

Cánh Diều vàng đã trao cho phim "Đừng đốt"! Còn đối với tôi sự bình chọn của khán giả đối với "Đừng đốt" đã nói lên nhiều điều, nhất là trong giai đoạn hiện nay, đất nước phải đối mặt với nhiều nguy cơ, nhất là trong thời điểm cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước đang nóng bỏng ở biên giới, hải đảo…

Xin cảm ơn khán giả, xin cảm ơn Anh hùng, liệt sỹ Đặng Thuỳ Trâm. Xin cảm ơn tài năng và tâm huyết của NSND Đặng Nhật Minh và đoàn làm phim đã làm nên giá trị nghệ thuật của "Đừng đốt", góp lửa thắp sáng lên tình yêu đất nước, niềm tự tôn dân tộc trong lòng khán giả...

                                                                                Theo Báo CAND

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục