Trong muôn vàn nghề nghiệp, làm bầu gánh hát, đoàn hát được xem là nghiệp khổ. Phần lớn đều lâm cảnh khổ nghèo, bệnh tật...

Thời cải lương hưng thịnh ở thập niên 60 của thế kỷ trước, hơn 100 đoàn hát lớn nhỏ đều có thương hiệu bởi cách lèo lái hoạt động của các ông, bà bầu.

Xuất phát từ những ghe hát sống neo theo các bến sông khắp lục tỉnh miền Tây, từ thời hát bội chuyển sang pha cải lương, đến cải lương pha hồ quảng, rồi các nghệ sĩ có tên tuổi đứng ra lập gánh, các đoàn hát lớn ra sức cạnh tranh và đã hình thành những đại bang có mức kinh phí đầu tư lên đến bạc tỉ cho một thương hiệu. Thế giới đó sản sinh ra những ông, bà bầu nối tiếp nhau góp phần làm rạng danh nghề hát.


Bà bầu Thơ và NSƯT Thanh Nga. Ảnh: Huỳnh Công Minh


Dát vàng cho tên tuổi nghệ sĩ


Họ phát hiện và đào tạo nên những nghệ sĩ tên tuổi, dát vàng cho những vở diễn, vai diễn để đời trong lòng công chúng. Tất cả họ đều là những người có niềm đam mê, lấy kinh doanh sân khấu làm nghề mưu sinh.

Từ năm 1917, vở cải lương Lục Vân Tiên của soạn giả Trương Duy Toản, bút danh Mạnh Tự, được trình diễn tại rạp xiếc thầy Thận (Sa Đéc) là đầu tiên được ra mắt công chúng, sau đó soạn giả Trương Duy Toản cùng với các nghệ sĩ ca ra bộ đầu quân về với ông Pierre Châu Văn Tú (tức thầy Năm Tú), khai trương gánh hát mang tên Thầy Năm Tú Mỹ Tho với vở Kim Vân Kiều.

Soạn giả Kiên Giang kể thời đó gánh thầy Năm Tú đã lăng xê cô Hai Cúc (người đóng vai Thúy Kiều), cô Ba Đắc (vai Thúy Vân), ông Bảy Thông (vai Kim Trọng), ông Tám Danh (vai Tử Trực).

Có gan làm bầu


Không phải ai cũng có thể làm bầu, đó là khẳng định của nhiều nghệ sĩ tên tuổi trong giới sân khấu cải lương.

NSƯT Út Bạch Lan chia sẻ: “Cái gan người làm bầu phải lớn lắm! Nhiều nghệ sĩ, trong đó có tôi và anh Thành Được, có một giai đoạn nghĩ làm bầu rất dễ nên đã đứng ra quy tụ anh em nghệ sĩ lập gánh hát. Nhưng sau một thời gian hoạt động chúng tôi mới thấm thía nỗi gian nan.

Trong đoàn hát, có trăm thứ chi tiêu phải lo, chỉ mỗi một cửa thu tiền đó là phòng vé. Gặp những suất diễn ế khán giả thì hỡi ôi trăm thứ lo đổ xuống đầu... ông bà bầu. Làm bầu cũng cần phải có máu lạnh nữa”.

Sang vở Kiều Nguyệt Nga, thầy Năm lăng xê thêm cô Tư Sạng (vai Kim Liên), ông Ba Du (vai Bùi Kiệm)... Từ đó, nghệ thuật sân khấu cải lương đi vào đời sống xã hội và khán giả bắt đầu biết đến bộ môn nghệ thuật này qua những tên tuổi ngôi sao.

Giai đoạn hưng thịnh nhất của sân khấu cải lương từ năm 1954 đến 1975, những ông bà bầu đã góp phần dát vàng cho tên tuổi của nhiều nghệ sĩ sân khấu mà trong giới vẫn còn lưu truyền: “Nhất Chưởng (Kim Chưởng), nhì Thơ (bầu Thơ), tam Long (bầu Long), tứ Út (Út Trà Ôn)”. Họ là những ông, bà bầu có thâm niên với nghề, có sự nghiệp đồ sộ và góp phần rất lớn đưa những tên tuổi vô danh thành ngôi sao sáng chói.

Bà bầu Kim Chưởng đã lăng xê Minh Chí thành ông vua xàng xê, Ngọc Giàu thành cô đào được mệnh danh “giọng ca lụa trải nhung căng”, Phương Quang từ một anh nông dân cục mịch ở Dĩ An – Bình Dương thành ngôi sao sáng...

Bà bầu Thơ gá nghĩa với ông Năm Nghĩa trở thành ông bà bầu lăng xê thành một thế hệ vàng nghệ sĩ, tên tuổi sáng rực trên sân khấu đoàn Thanh Minh – Thanh Nga: Út Bạch Lan, Thanh Nga, Thành Được, Ngọc Nuôi, Việt Hùng, Hữu Phước...

Ông bầu Long (Công ty Kim Chung) được mệnh danh là ông bầu xuyên lục tỉnh, với 7 đoàn hát, đi đến đâu là sân bãi diễn đặc kín người xem. Ông và vợ - nghệ sĩ Kim Chung -  đã có công đào tạo những nghệ sĩ: Lệ Thủy, Mỹ Châu, Minh Vương, Minh Phụng, Phương Bình, Quốc Trầm, Bích Hạnh...

Đệ nhất danh ca Út Trà Ôn lập gánh Thống Nhất đã đưa các cô đào trẻ một bước lên vị trí ngôi sao: Ngọc Hương, Diệu Hiền, Ngọc Bích...


Quyền lực thép

Muốn làm được bầu gánh hát phải có bản lĩnh làm nghề và những thủ thuật để kiềm chế những cơn bốc đồng, nông nổi của nghệ sĩ. NSƯT Phương Quang gọi những đoàn hát có những ông bà bầu khó tính là “những lò luyện thép”.

Bà bầu Thơ chủ trương gánh hát của bà theo khuynh hướng hát tuồng xã hội, dù bà biết đề tài xã hội sẽ kén khán giả. Năm 1950 bà lập đoàn Thanh Minh, sau đó lấy tên Thanh Minh - Thanh Nga. Mười năm sau, đoàn Thanh Minh - Thanh Nga trở thành đại bang, dẫn đầu về số thu, số lượng vở diễn xuất sắc.
 

Soạn giả giỏi được bà mời về ký hợp đồng làm soạn giả thường trực. Vốn nhạy cảm trước mọi sự chuyển động của ngành sân khấu, bà mạnh dạn ký hợp đồng độc quyền giá cao với các nghệ sĩ tài danh thời đó; mời nghệ sĩ Phùng Há, Năm Châu hướng dẫn Thanh Nga ca diễn.
Mỗi buổi sáng tập tuồng, bà có mặt rất sớm, ngồi trên bộ ván gõ nhai trầu. Đào kép nào đến trễ đều lạnh toát mồ hôi trước sắc diện của bà.

Nghiêm khắc với nghệ thuật đến khét tiếng độc đoán, những vở diễn do đoàn hát của bà dựng đều là tác phẩm cải lương để đời: Nửa đời hương phấn, Con gái chị Hằng, Tấm lòng của biển, Áo cưới trước cổng chùa, Cung đàn trên sông lạnh, Gió ngược chiều, Đợi anh mùa lá rụng, Giấc mộng đêm xuân... Bà đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao giá trị tác phẩm sân khấu và giá trị của người nghệ sĩ.


Giới nghệ sĩ thời đó kể rằng bà bầu Kim Chưởng khó tính ngang ngửa bà bầu Thơ. Một lần kép Thành Được vì chuyện riêng mà khi diễn vở Bên đồi trăng cũ không chú ý, lỡ tay đập bể chiếc ly, bà buộc ông phải đền tiền vì làm hư hao tài sản của đoàn hát.

Giá trị chiếc ly không lớn nhưng bà muốn nghệ sĩ phải ý thức được trách nhiệm của nghề, không vì chuyện riêng mà ảnh hưởng đến nghệ thuật.

Riêng đệ nhất danh ca Út Trà Ôn, ông làm bầu chỉ là một bước ngoặt nhỏ trong sự nghiệp của mình, khi ông đã là một tên tuổi sáng chói. Ông góp phần đào luyện những cô đào nổi tiếng nhờ sự nghiêm khắc và tấm lòng vị tha.

Người trong giới kể rằng, bất kỳ cô đào nào mà hát không nghiêm túc, ông chỉ nhắc nhở một lần, sau đó ông tìm người khác thế vai ngay. Ông không muốn bị rơi vào thế bị động, vì nguyên tắc của ông: “Mất một cô đào cứng đầu, dù tài danh đến mấy cũng không tiếc. Tôi đủ khả năng đào tạo một cô đào trẻ khác, có thể kém tài nhưng có đức hơn”.

 

 

 

                                                                                 Theo NLĐ

Các tin khác


Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục