Nhà điêu khắc Clare Martin (Thạc sĩ nghệ thuật người Australia)

Nhà điêu khắc Clare Martin (Thạc sĩ nghệ thuật người Australia)

Triển lãm Những chú thích về một nền văn hoá tưởng tượng của nhà điêu khắc Clare Martin (Thạc sĩ nghệ thuật người Australia) đang diễn ra tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Trưng bày kéo dài đến hết ngày 16 tháng 4 năm 2010. Đây là trưng bày thứ 3 của bà ở Việt Nam và là trưng bày thứ 2 tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam do Đại sứ quán Úc tại Hà Nội tài trợ.

Bà Clare Martin hiện sống ở thủ đô Canberra, nước Úc. Công việc của bà tập trung chủ yếu vào các trưng bày sắp đặt tại bảo tàng như Geller Collection, the Museum of Domestic Tension, và Heterotopia. Bà là thành viên của Hiệp hội Nghệ sỹ Nghệ thuật thị giác quốc gia Úc (Australian National Association of Visual Artists) và làm việc tại xưởng điêu khắc ANCA (Australian National Capital Artists) ở Canberra, Úc và thường sử dụng vật liệu tái chế trong các tác phẩm điêu khắc của mình.

Trưng bày này của nghệ sỹ Clare Martin được bắt đầu trong thời gian bà là nghệ sỹ cư trú (artist residency) tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam từ năm 2008. Sau đó bà tiếp tục thực hiện những tác phẩm của mình cho trưng bày ở Úc. Trưng bày của bà chịu ảnh hưởng từ một trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam “Chúng tôi ăn rừng” của nhà dân tộc học người Pháp - Condominas do Musee Orsay thiết kế. Điều ấn tượng nhất đối với bà đó là những cách tái hiện từ sổ ghi chép của nhà dân tộc học Condominas, đặc biệt là những phác họa và biểu đồ nhỏ. Nó tương tự như những ghi chép của một nghệ sỹ. Bà cũng chịu ảnh hưởng từ cuốn sách về văn hóa Cơ-tu của TS. Lưu Hùng (Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam) bởi nó cho bà hiểu rõ về công việc của một nhà dân tộc học.
 

Vì bà là một nghệ sỹ hơn là một nhà dân tộc học nên Clare Martin đã cố gắng tưởng tượng điều gì sẽ diễn ra trong hành trình khám phá và tìm kiếm về một bộ tộc chưa được biết đến. Bà cũng tưởng tượng về những phong tục mới lạ và cố gắng tạo tác về chúng cho trưng bày tại bảo tàng.

Những vật liệu thường được sử dụng là những đồ tái chế như hộp nhôm bởi bà “phát hiện” rằng bộ tộc tưởng tượng của bà thường sử dụng nhiều đồ như vậy. Họ thường sử dụng vật liệu tái chế để tạo ra các đồ vật hằng ngày. Có những dấu hiệu cho thấy bộ tộc này đã từng làm nghề nông và dấu tích của những thói quen nông nghiệp vẫn còn hiện diện trong cuộc sống của họ nhưng hiện nay họ sống ở các vùng ngoại ô và chịu nhiều tác động từ quá trình thực dân.

Tại sao chúng ta nên ngưỡng mộ về một nền văn hóa như vậy? Họ không quá coi trọng quyền lực. Họ sống phân tán và có thể không sống gần nhau nhưng họ có ý thức mạnh mẽ về cộng đồng. Những con người này có óc sáng tạo và tràn đầy năng lực để tạo nên những vật dụng hữu ích từ những gì sẵn có. Họ cũng rất có khiếu hài hước và khả năng tự châm biếm bản thân. Chúng ta hãy hy vọng rằng họ vẫn tồn tại.

Mô tả ảnh.

Tác phẩm cây và chai.

Mô tả ảnh.

Mô tả ảnh.

Mô tả ảnh.

Mô tả ảnh.

Những ngôi mộ bộ tộc Od

Mô tả ảnh.

Mô tả ảnh.

Tác phẩm "Các vị tiên và thần linh"

Nghệ thuật với Clare là sự tôn trọng tuyệt đối, những nhà nghiên cứu khi khám phá một nền văn hóa nào đó đã tác động một phần – mà bà gọi là “thực dân” – thì sự tác động đó làm biến đổi và không giữ nền văn hóa đó nguyên sơ nữa, chính vì vậy Clare đã nghiên cứu, tiếp xúc những nền văn hóa mình quan tâm bằng “sự tưởng tượng”. Có lẽ mỗi người khi đến triển lãm sẽ có trong mình một sự tưởng tượng riêng về văn hóa, hay đó là “Nền văn hóa tưởng tượng”.

 

                                                                  Theo VietNamnet

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục