Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

(HBĐT) - Theo quy định giờ làm việc mùa Hè buổi sáng bắt đầu từ 7 giờ. Cơ quan tôi ai nấy đều chấp hành rất nghiêm túc, đến đúng giờ cất xe máy gọn gàng vào ga ra rồi lượn một vòng qua phòng hành chính giống như "điểm danh" rồi lần lượt "lẩn" đi ăn sáng. Nếu bình thường chỉ bát phở hay đĩa bún và cộng cả thời gian đi - về thì nhanh cũng mất 30 phút. Hôm nào "bốc" lên năm bảy người tụ họp nhau tại quán "Tiết canh lòng lợn" để "chén chú chén anh" thì ăn xong bữa sáng cũng ngót nghét 8 giờ.

 

Chẳng biết "quy định" có từ bao giờ  nhưng ở cơ quan tôi từ Trưởng phòng trở lên đều được trang bị một bộ xalong, một bộ ấm chén, một chiếc phích điện để đun nước và mỗi tháng được cấp 4-5 lạng chè khô. Mùa hè cũng như mùa đông, sau khi "lót dạ", về đến cơ quan mọi người lại tụ tập quanh ấm trà. Bên chén trà nóng hổi cùng khói thuốc là nghi ngút mọi người cùng rôm rả đủ thứ chuyện từ "Trên trời dưới bể" đến "Đông tây kim cổ". Tàn ấm trà cũng ngót nghét 30 phút. Vậy là tám giờ vàng ngọc trong ngày đã bị "bớt xén" đi còn bảy.

 

Ngồi làm việc được chừng một tiếng ai nấy đều chùng chân, mỏi gối, đầu óc nặng nề. Có ai đó khởi xướng "Làm ấm chè mới cho tỉnh ngủ đi" thì đều được tất cả mọi người đồng tình hưởng ứng, tính ra tám giờ vàng ngọc giờ chỉ còn sáu rưỡi.

 

Sang đầu giờ chiều, sau giấc ngủ trưa, ai nấy đều có vẻ ể oải và chén trà nóng thực sự là giải pháp hiệu nghiệm. Vậy là "bàn trà công sở" lại phát huy tác dụng. Dường như việc tụ họp quanh bàn trà đã trở thành "nếp sinh hoạt" đều đặn hàng ngày của tất cả mọi người, không hề thấy ai băn khoăn, trăn trở khi giành thời gian xung quanh bàn trà. Nhưng chỉ cộng sơ sơ thì những lần tụ tập quanh ấm trà ở cơ quan tôi cũng "ngốn" mất một tiếng ba mươi phút giờ hanh chính trong một ngày. Cơ quan tôi có 40 CBCC, cộng lại thời gian xung quanh bàn trà trong ngày đã "ăn cắp" của nhà nước tổng cộng 42 giờ, một con số không nhỏ.

 

"Trâu ra đồng ăn cỏ, khách đến nhà uống nước" tập tục xưa của các cụ giờ vẫn được con cháu "phát huy" ở công sở. Có khách đến, bất kể là ai, theo "phép lịch sự" việc đầu tiên là pha trà uống nước. Gặp người nhanh nhẩu thì cũng tàn ấm trà là xong xuôi mọi việc, gặp người "văn dài lê thê" thì trà nhạt lại thay ấm mới vẫn chưa hết chuyện. Mà thời gian thì có đợi ai, thoắt một cái là đến giờ Ngọ, ào ào một lúc là đã hoàng hôn.

 

Với công việc được giao tôi thường phải đến các sở, ban, ngành, đoàn thể để lấy số liệu làm báo cáo tổng hợp. Đến đâu cũng vậy, đầu tiên bao giờ cũng được"chủ nhà" pha ấm trà mới và ngồi tào lao vài ba câu chuyện xã giao rồi mới bước vào công việc. Nhiều chỗ "Hợp chuyện" thời gian "Buôn dưa lê" bên ấm trà còn lâu hơn công việc chính. Vậy là chả riêng gì ở cơ quan tôi mà ở đâu cũng vậy thói quen "Bàn trà công sở" đã ngốn hết rất nhiều thời gian vàng ngọc của nhà nước.

 

Vừa rồi, tôi được tháp tùng lãnh đạo cơ quan đi dự hội nghị về cải cách thủ tục hành chính và câu chuyện về "Bàn trà công sở" đã được đưa ra bàn thảo rất cởi mở, thẳng thắn. Ý tưởng "Chỉ để bàn trà tại phòng Phó ngành trở lên vì cần phải đối ngoại. Tất cả CBCC-VC sử dụng chung bình nước công cộng. Cán bộ từ Trưởng phòng trở xuống không trang bị bàn ghế, ấm chén, phích và không pha trà tiếp khách tại phòng làm việc. Xem xét bố trí lại phòng làm việc tại các công sở theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, tiết kiệm" được hầu hết đại biểu dự hội nghị đồng tình ủng hộ.

 

Thực tế cho thấy,  hạn chế tối đa "bàn trà công sở" là việc làm cần thiết, có như vậy mới tạo được nề nếp làm việc nghiêm túc, hiệu quả, tránh lãng phí được thời gian của nhà nước, tiết kiệm được nguồn kinh phí khá lớn khi hàng năm phải trang bị, thay thế bàn ghế, ấm chén, phích… và nguồn điện phục vụ cho "bàn trà công sở". Mong sao ý tưởng sớm trở thành Đề án và Đề án sớm được thực thi.

                                                             

                                                                                   Phương Huyền

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục