Ca sĩ - diễn viên Hồng Hạnh, NSND Thế Anh, NSND Trà Giang (từ phải sang) trong buổi giao lưu với khán giả.

Ca sĩ - diễn viên Hồng Hạnh, NSND Thế Anh, NSND Trà Giang (từ phải sang) trong buổi giao lưu với khán giả.

Dưới dạng phim DVD, hàng chục bộ phim truyện Việt Nam hay vừa có mặt trên thị trường băng đĩa, đã gây được sự chú ý mới của khán giả. Trước thềm Đại hội Điện ảnh Việt Nam sắp diễn ra vào đầu tuần tới ở Hà Nội, những kỷ niệm về chuyện nghề phim của NSND Trà Giang, NSND Thế Anh và ca sĩ - diễn viên Hồng Hạnh trong buổi giao lưu mới đây, càng tạo được tình cảm trân trọng và ý nghĩa thú vị của khán giả về phim Việt Nam.

 

Những bộ phim “vang bóng một thời”

Điện ảnh Việt Nam hơn 50 năm ra đời và phát triển đã để lại những dấu ấn qua các bộ phim truyện: Chung một dòng sông, Nổi gió, Con chim vành khuyên, Bài ca ra trận, Chị Tư Hậu, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Đến hẹn lại lên, Mối tình đầu, Tội lỗi cuối cùng, Ngày lễ thánh, Chị Dậu, Làng Vũ Đại ngày ấy, Biệt động Sài Gòn, Đêm hội Long Trì, Cô gái trên sông…

Tất nhiên, những bộ phim vừa kể tên ở trên chỉ mới là của Hãng Phim truyện Việt Nam sản xuất (chưa kể tên những bộ phim do các hãng khác sản xuất như Hãng Phim Giải Phóng, Hãng Phim Truyện 1, Hãng Phim Nguyễn Đình Chiểu, Hãng Phim Thanh Niên, Điện ảnh Quân Đội…). Nhưng, sự có mặt của những bộ phim này dưới dạng DVD, do Phương Nam phim hợp tác với hãng phim truyện Việt Nam, có ý nghĩa tốt đẹp và cả ý nghĩa “táo bạo” trong bước đầu khai thác nguồn phim truyện Việt Nam, để quảng bá rộng rãi đến khán giả trong và ngoài nước.

Giờ đây, không phải chờ dịp chiếu phim nhân lễ kỷ niệm chuyên ngành hay đợi những kênh truyền hình phát sóng lại phim trên màn ảnh nhỏ, khán giả đã có thể xem trọn vẹn những bộ phim một thời vang bóng của điện ảnh Việt Nam trong các thập niên 60, 70, 80…

Ông Nguyễn Minh Đức, chuyên viên phụ trách marketing và bản quyền Phương Nam phim, cho biết hãng đã phát hành 1.500 đĩa DVD dành cho 28 bộ phim truyện. Có phim vừa giới thiệu ở hội chợ trong hai ngày đầu đã được khán giả mua hết vèo nhanh chóng. Phương Nam phim tiếp tục cho in thêm số lượng phim để đáp ứng nhu cầu của khách hàng như Biệt động Sài Gòn, Chị Tư Hậu, Mối tình đầu, Làng Vũ Đại ngày ấy…

Đối với khán giả trẻ, qua những bộ phim truyện này, không khỏi làm họ ngạc nhiên với vai diễn và tên tuổi các thế hệ diễn viên như Phi Nga, Mạnh Linh, Huy Công, Tố Uyên, Thụy Vân, Trà Giang, Trần Phương, Lâm Tới, Thế Anh, Mai Châu, Đức Lưu, Bùi Cường, Như Quỳnh, Phương Thanh, Minh Châu, Vũ Đình Thân, Quang Thái, Trần Quang, Thương Tín, Hà Xuyên, Thanh Loan…

Chuyện cũ vẫn mới

Ca sĩ Hồng Hạnh bày tỏ cảm xúc tự hào về sự nghiệp của bố mẹ, hai nghệ sĩ Nguyễn Hữu Thiết - Ngọc Cẩm, đã ươm mầm nghệ thuật cho con cái tiếp bước con đường ca nhạc và cả chuyện đóng phim của cô bây giờ. Hồng Hạnh tâm sự trong buổi giao lưu với khán giả, cô thật vinh hạnh khi được ngồi bên cạnh “cô Trà Giang, chú Thế Anh”, hai nghệ sĩ từng đóng Mối tình đầu (vai Hai Lan và Ba Duy), cũng là bộ phim lần đầu tiên nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết nhận lời mời của đạo diễn Hải Ninh, tham gia hóa thân là một nhà tư sản ở Sài Gòn trước năm 1975. Nhiều câu chuyện trao đổi giữa nghệ sĩ và khán giả tưởng rất cũ nhưng luôn mới, mỗi khi bàn đến chất lượng nghệ thuật phim truyện Việt Nam.

Trong lao động nghề phim, NSND Trà Giang kể lại những trải nghiệm khi hóa thân vai chị Tư Hậu, chị Dịu, chị Hai Lan… Đó là vốn sống thực tế khi diễn viên tiếp xúc với “những người mẫu” có thật trong cuộc sống; phải thấu hiểu tính cách nhân vật, tình huống, bối cảnh của câu chuyện phim. Điều quan trọng nhất là diễn viên phải đam mê nghề và có những cảm xúc rung động thực sự về nhân vật mình hóa thân. Về chuyện nghề, theo NSND Thế Anh, vai trung úy Phương (Nổi gió), vai Ba Duy (Mối tình đầu)… được thành công, một phần chính là nhờ sự “khổ luyện” của diễn viên.

Ông cho rằng “hoàn cảnh thật éo le” nhưng buộc nghệ sĩ phải vượt lên, khắc phục khi mình vốn là một diễn viên sống ở miền Bắc nhưng lại vào vai một sĩ quan chế độ cũ ở miền Nam; hoặc phải hóa thân một thanh niên bụi đời, nghiện ngập, với tính cách phức tạp trong cuộc sống xã hội Sài Gòn trước giải phóng.

NSND Thế Anh tâm sự: “Không nên chỉ dựa vào hình thức bên ngoài. Nghề diễn viên luôn là nghề sáng tạo. Nhưng muốn có được sự sáng tạo, diễn viên phải luôn động não, đi vào chiều sâu nội tâm nhân vật; phải có tri thức văn hóa và tri thức nghề nghiệp. Niềm vui hay nỗi buồn của con người không phải lúc nào cũng giống nhau, vì vậy diễn viên không thể lặp lại các vai diễn y chang!”.

Thế giới thiên hình, vạn trạng, luôn làm người ta ngạc nhiên trước cái mới. Điện ảnh có thể đi vào kiểu làm phim theo công nghệ 3D, nhưng liệu phim truyện Việt Nam có làm nên những dấu ấn nghệ thuật sâu sắc như điện ảnh một thời đã qua? 

 

                                                                                       Theo SGGP

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục