Hàng nghìn năm nay, trong cuộc sống của người Việt, việc thờ cúng tổ tiên luôn được coi trọng. Trải qua bao nhiêu thế hệ, truyền thống ấy ngày càng được củng cố, bồi đắp với nhiều biểu hiện khác nhau, trong đó có việc xây dựng và giữ gìn nhà thờ họ ở mỗi vùng quê, mỗi làng xã.

Nhà thờ họ - hay còn gọi là từ đường là công trình kiến trúc được xây dựng để dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ (tính theo phụ hệ - dòng bên cha). Ở đó mỗi năm, vào ngày giỗ, con cháu về tụ họp đông đủ, thắp hương tưởng nhớ những người đã khuất. Người sống ngay trong làng có mặt, người làm ăn phương xa cũng về, chuyện trò, chia sẻ tình cảm, bàn cách giúp đỡ người gặp khó khăn. Vì thế, nhà thờ họ có ý nghĩa văn hóa  tinh thần rất lớn, vì vừa là nơi tiến hành nghi lễ truyền thống để con cháu thể hiện lòng biết ơn các bậc sinh thành, vừa là nơi các thành viên họ tộc dù cách xa về địa lý vẫn có điều kiện gặp gỡ, quây quần bên nhau. Trên cả nước, trong đó phổ biến ở  các tỉnh phía bắc và miền trung, nhà thờ của các dòng họ lớn, các chi dòng họ nhỏ được nhiều thế hệ con cháu vun đắp, xây dựng. Cùng với thời gian, những ngôi từ đường cổ kính, trang nghiêm ấy luôn luôn ở trong tâm trí mọi thành viên của dòng họ, là niềm tự hào đối với mỗi người con sinh sống trên khắp mọi miền khi nói về quê hương.


Gần đây, việc sửa sang, trùng tu nhà thờ họ diễn ra khá ồ ạt, nhiều nhà thờ họ được xây mới. Ðiều  đáng phê phán  là ở một số nơi, đã xuất hiện hiện tượng con cháu phát động, tiến hành xây dựng công trình nhà thờ họ đồ sộ, nguy nga tráng lệ nhằm mục đích phô trương dòng họ của mình, thậm chí tìm cách xây nhà thờ họ tại vị trí đẹp hơn so với nhà thờ của dòng họ khác. Vậy rồi, một dòng họ trong làng bỗng nhiên thấy nhà thờ của họ tộc mình nhỏ hơn bèn lên tiếng phản đối, đề nghị dòng họ mình nên phá bỏ nhà thờ cũ, xây nhà thờ mới to đẹp hơn. Và cứ thế, việc xây dựng nhà thờ họ vốn là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống đã bị làm cho biến dạng, trở thành sự ganh đua giữa các dòng họ với quan niệm: nhà thờ họ càng to càng chứng tỏ là con cháu của dòng họ ấy giàu có, thành đạt. Rồi, thường thì việc xây dựng nhà thờ họ được xây dựng dựa trên kinh phí huy động từ đóng góp của người trong họ, không kể là giàu hay nghèo. Và việc huy động này có khi đã dẫn tới các xích mích, tranh chấp rất không đáng có. Lại nữa là tổ chức ăn uống lãng phí, rồi từ một vài hành vi hoặc ngôn từ quá khích mà một vài người trong cùng dòng họ đã có ứng xử thiếu văn hóa với nhau. Trong thực tế, hiện tượng này đã làm mất đi niềm vui của mọi người, làm suy giảm ý nghĩa thiêng liêng của ngày cúng giỗ tổ tiên.


Có ý thức về công ơn của tổ tiên, ông bà và bày tỏ lòng hiếu nghĩa đối với người đi trước là một hành động đáng quý, cần được khuyến khích. Tuy thế, không nên vì ganh đua, vì phô trương mà làm mất đi ý nghĩa của việc xây dựng, giữ gìn nhà thờ họ - một mỹ tục của văn hóa truyền thống đã duy trì từ bao đời nay.
 
                                                                                   Theo Nhandan

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục