Hạnh phúc tuổi già của Nguyễn Văn Thương,
tác phẩm đoạt giải nhất.

Hạnh phúc tuổi già của Nguyễn Văn Thương, tác phẩm đoạt giải nhất.

Cuộc thi ảnh "Gia đình Việt Nam xưa và nay với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước" do Vụ Gia đình - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức đã nhận được hơn một nghìn tác phẩm trong cả nước. 200 ảnh được chọn để triển lãm, trong đó Hội đồng giám khảo đã trao một giải nhất, hai giải nhì, ba giải ba và 15 giải khuyến khích. Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào những ngày cả Thủ đô cùng đón mừng Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Mục đích của cuộc thi mong muốn kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng trong việc gìn giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp và vai trò to lớn của gia đình đối với sự phát triển bền vững của các thế hệ người Việt Nam. Ðồng thời, thông qua đó chọn lọc các tác phẩm xuất sắc thể hiện nét đẹp của gia đình Việt Nam để giới thiệu với công chúng cả nước và bạn bè quốc tế, qua đó thêm hiểu và trân trọng các giá trị của gia đình trong đời sống người Việt Nam.


 

Thể lệ của cuộc thi không giới hạn thời gian chụp, nhưng phải là ảnh được chụp bởi chính người dự thi, đối tượng được chụp phải là người Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Ðiều đáng tiếc là, có thể do thông tin về cuộc thi không được tuyên truyền rộng rãi, bên cạnh đó thể lệ lại nêu rõ "ảnh được chụp bởi chính người dự thi", nên những bức ảnh gia đình Việt Nam thời xưa đã vắng bóng tại cuộc thi này. Hầu hết các tác phẩm dự thi đều là những bức ảnh được các tác giả mới sáng tác trong thời gian gần đây.


 

Tuy vậy, Ban Giám khảo đã tìm ra được những tác phẩm xuất sắc, xứng đáng nhận giải. 21 giải thưởng đã thể hiện được nét đẹp gia đình Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước: vùng đồng bằng, trung du, miền núi, Tây Nguyên, miền biển, miền nam, miền tây... Bức ảnh "Hạnh phúc tuổi già" của Nguyễn Văn Thương (Lâm Ðồng) được trao giải nhất có một bố cục, ánh sáng đẹp, nội dung ảnh chất chứa nhân văn, tình đời. Người xem dễ nhận thấy sự hiện diện của một không gian đầm ấm với một căn bếp đơn sơ mà thấm đẫm hạnh phúc, niềm vui: người bà bế đứa cháu nhỏ, đứa cháu lớn ngồi chơi bên cạnh, người ông bận rộn với bữa cơm cho gia đình. Hai bức ảnh được trao giải nhì: "Ði chợ ngày xuân" - Nguyễn Hồng Nga (TP Hồ Chí Minh) và "Xuân hạnh phúc" - Nguyễn Bách Thảo (Vĩnh Long) đều gợi đến một mùa xuân mới đang đến gần, nhà nhà nô nức đi sắm Tết, sắc xuân tươi thắm trên những gương mặt rạng ngời hạnh phúc bên những cành mai, những giỏ hoa cúc rực rỡ của đất phương nam... Nhiều tác phẩm còn lại, cách thể hiện nội dung khác nhau, nhưng đều toát lên sự ấm áp của gia đình, tình bà cháu, mẹ con, vợ chồng con cái hạnh phúc.


 

Tuy nhiên, như trên đã nói, các bức ảnh được lựa chọn trao giải và triển lãm mới chỉ phần nào thể hiện được "gia đình Việt Nam nay" mà thiếu hẳn "gia đình Việt Nam xưa" khiến cho công chúng khó có cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống gia đình của người Việt Nam xưa và nay. Ðược biết, toàn bộ số ảnh được chọn tại Cuộc thi ảnh "Gia đình Việt Nam xưa và nay với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước" sẽ được triển lãm vào tháng 6-2011 nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28-6.
 
                                                                       Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục