Hiếm một cuộc hội thảo khoa học nào ở TP.Hồ Chí Minh lại quần tụ nhiều nhà khoa học của nhiều tỉnh, thành như vậy. Với 140 bài tham luận mang ý nghĩa tri ân mảnh đất rồng bay như một cội nguồn hội tụ và tỏa sáng sức sống trường tồn dân tộc.

 

Từ ngày 22 - 24.9.2010, Bộ VHTTDL, Thành uỷ TPHCM, ĐH Quốc gia đã có cuộc hội thảo khoa học với chủ đề: “Hướng về ngàn năm Thăng Long-Hà Nội”. Hội thảo đã thành công với những chuyên đề khá sâu sắc về tinh hoa của ngàn năm Thăng Long - Hà Nội, sự lan tỏa của văn hoá Thăng Long theo bước chân người Việt mở cõi về Nam, nỗi nhớ của người miền Nam “ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”, TPHCM và phía nam hướng về Hà Nội...

Trống đồng Đông Sơn trong mộ táng ở Bình Dương.
Trống đồng Đông Sơn trong mộ táng ở Bình Dương.

Lịch sử TPHCM mới 312 năm, nhưng là sự nối dài của ngàn năm Thăng Long - Hà Nội, cũng là dấu ấn lịch sử của sự thống nhất toàn vẹn đất nước sau bao biến cố lịch sử. Trong ngàn năm dựng nước, người Việt tiến về phương Nam. Hành trang gì mang theo những người Việt xa quê gốc từ “thuở mang gươm đi mở nước” và hành trang đó còn giữ lại những gì để thành di sản văn hoá ngày hôm nay... chính là những vấn đề lý thú được đặt ra trong hội thảo.

Trước tiên là tiếng Việt. Tiếng Việt đã theo dòng người khẩn hoang vào Nam từ thời Lê, thời Nguyễn. Dẫu nhiều trăm năm trôi qua mà người Việt vẫn giữ tiếng nói của mình, dẫu đã mang nhiều phương ngữ. Muộn hơn một chút là chữ Việt đã là cầu nối, lan toả văn hoá của người Việt đi muôn phương trong đó có vùng văn hoá Nam Bộ. Không phải ngẫu nhiên mà có nhà văn hoá đã từng nói “Tiếng Việt còn, nước Nam còn”. Tiếng Việt đã lan toả từ Bắc vào Nam và là một di sản phi vật thể quan trọng nhất kết nối con Lạc, cháu Hồng.

Hành trang của những lớp di dân xa quê còn là nhà thờ họ, thờ những vị đứng đầu những dòng họ khai hoang lập ấp ở vùng đất mới. Người Việt đến đâu còn dựng đình - một di sản vật thể mang hồn cốt làng xưa, xóm cũ ngoài Bắc, ăn sâu vào tâm thức “qua đình ngả nón trông đình, đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngay tại TPHCM cũng đã có nhiều mái đình mà điển hình là 6 ngôi đình đẹp nhất được xếp hạng: Đình Bình Hoà (quận Bình Thạnh), đình Chí Hoà (quận 10), đình Trường Thọ và đình Xuân Hiệp (quận Thủ Đức), đình Thông Tây Hội (quận Gò Vấp), đình Phú Nhuận (quận Phú Nhuận). Những ngôi đình này đều mang hơi hướng kiến trúc tôn giáo của những ngôi đình gốc Bắc.

Có thể trước khi có những dòng người di dân khẩn hoang ồ ạt vào Nam, thì giữa vùng văn hoá châu thổ sông Hồng đã có mối giao lưu với vùng văn hoá châu thổ sông Cửu Long từ thời cổ đại, ít ra là cách đây hơn 2.000 năm. Một số chuyên luận trong hội thảo cũng chứng minh rằng, nhiều trống đồng Đông Sơn của người Việt cổ đã được mang vào vùng Phú Chánh (tỉnh Bình Dương). Trong 6 ngôi mộ táng ở đây có quan tài là chum gỗ, nắp đậy là trống đồng. Điều đó chứng minh Nam Bộ đã có sự giao lưu văn hoá với cả văn hoá Đông Sơn và Sa Huỳnh. Ngay lòng đất Vũng Tàu, Bình Phước, Bến Tre cũng đào được trống Đông Sơn. Đặc biệt, ngoài đảo Lại Sơn (tỉnh Kiên Giang) cũng đào được trống đồng với nhiều hiện vật Đông Sơn bên trong. Có thể, người Đông Sơn ngoài Bắc đã từng đi thuyền men theo bờ biển Đông, dựa vào gió mùa và các dòng hải lưu đã có mặt ở vùng đất phương Nam.

Như vậy từ cách đây hàng ngàn năm đã có sự giao lưu giữa hai đầu đất nước và sự giao lưu đó ngày càng được tăng cường giữa hai thành phố lớn nhất nước. Từ trong thẳm sâu mạch nguồn văn hoá TPHCM đã hội tụ và kết tinh được vốn văn hoá Thăng Long-Hà Nội.

 

                                                                                        Theo BLĐ

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục