Đến với mỗi cuộc thi, các thí sinh đều ước mong rằng mình là người đoạt giải. Và chắc chắn rồi sẽ có một vị trí đăng quang cho ai đó. Nhưng vậy những người còn lại, không hẳn là bất tài, sẽ ra sao?

Sao Mai - điểm hẹn 2010 đang chờ người thắng cuộc vào tối 2-1-2011 từ bốn giọng ca (từ trái qua): Mỹ Như, Đinh Mạnh Ninh, Minh Chuyên và Lương Viết Quang - Ảnh: Gia Tiến

Trong bài hát The winner takes it all (tạm dịch: Người thắng cuộc được tất cả) của nhóm Abba có câu hát như sau “Có gì để mà nói nữa đây, khi mình chẳng còn con át chủ bài trong tay để chơi”. Giải nghĩa nôm na, nhóm Abba nói rằng người thắng cuộc sẽ có tất cả và người thua sẽ chỉ còn im lặng ra về tay trắng.

Thật buồn bã khi nghĩ đến những điều như vậy, nhưng thế kỷ 21 này đang có nhiều ví dụ cho thấy dường như người thắng cuộc vẫn không phải là người được tất cả mọi thứ.

Ở Việt Nam, sau nhiều cuộc đăng quang, ánh đèn rực rỡ và những lời xưng tụng đôi lúc quá lố của giới truyền thông, người thắng cuộc thường trở về, nếu đủ sự sâu sắc trong đời thường vẫn nặng trĩu với đôi quang gánh chất đầy tương lai: Tôi sẽ bắt đầu cuộc chơi tiếp tục ra sao?

Ánh đèn flash chụp hình liên tục của giới báo chí dành cho người đăng quang chỉ một thời gian ngắn sau đó trở thành tiếng chày, tiếng búa nện đinh, một áp lực khôn cùng cho người thắng cuộc tạm thời. Đường đua dài thăm thẳm phía trước, nói như nhạc sĩ Võ Thiện Thanh - nghe mà sợ - là cả một cánh đồng bất tận.

Áp lực của người thắng cuộc không là dễ dàng. Đời sống âm nhạc Việt Nam nhiều năm vốn đã có đủ minh chứng về sự tàn dần của những danh hiệu được ngợi ca nồng nhiệt. Có một điều mà ai cũng thấy rõ rằng nỗ lực cho một cuộc thi dù cực khổ bao nhiêu cũng không thể nào sánh được với trắc trở của cuộc đời. Nhất là một khi đời sống lại tiếp nhận mỗi lúc một nhiều các “ngôi sao” nhưng có vẻ lại thiếu bầu trời đủ rộng để dung nạp họ.

Nếu có một con số thống kê cho khoảng 10 năm trở lại đây, chắc hẳn chúng ta sẽ giật mình khi nhìn thấy hàng loạt tên tuổi giật giải tiếng hát phát thanh, truyền hình, săn tìm tài năng, ngôi sao mới... đã mất dần một cách vô nghĩa, từ những cái bẫy xưng tụng của giới truyền thông khiến họ ảo tưởng và trì trệ trong các nỗ lực cần thiết của đời ca sĩ.

Trong một mùa American Idol, có rất nhiều khán giả đã hét lên vì mừng rỡ khi nhìn thấy David Cook, với vẻ bất cần và bụi đời, thắng giải với bài hát nhạc rock hừng hực của anh. Và có lẽ chính họ đã bàng hoàng khi nhìn thấy một David Cook mập phệ, mệt mỏi xuất hiện trong buổi diễn cầu truyền hình mừng đêm giao thừa ở New York, chẳng còn chút lửa khói nào so với những gì anh giới thiệu trong cuộc thi.

Ngược lại, nhân vật thứ hai của mùa đó David Archuleta lại được hâm mộ và đánh giá cao hơn sau một năm, vì giọng hát đó vẫn còn tràn ngập sự thuyết phục sau cuộc thi với liên tục những bài hát đầy thuyết phục.

Những nhân vật hạng 2 (hoặc thấp hơn nữa), những người được gọi là thất bại, mất vị trí trong đường đua của mình, thì lại đầy sự sục sôi của một ý chí “phục thù”.

Trong nhiều năm tham dự các cuộc thi, không ít lần tôi chứng kiến sự quyết tâm chứng minh mình của nhiều thí sinh phải ra khỏi cuộc chơi, ngay ngày hôm sau hỏi tôi về cách nào để vào nghề và nhanh nhất để ra một album. Thất bại dường như chỉ châm thêm chất đốt của một đám cháy chưa bao giờ ngừng nghỉ trong trái tim họ.

Đâu phải người thắng cuộc bao giờ cũng nhận được tuyệt đối sự ủng hộ? Trước mắt, ngay trong chương trình Vietnam Idol, người ta cũng chứng kiến những quan điểm trái chiều về người nhất và nhì từ các ca sĩ và nhạc sĩ sau chương trình.

Ở Sao Mai - điểm hẹn năm nay cũng có những ca sĩ được coi là bình thường với một số người trong giới chuyên môn, nhưng lại là thần tượng mới với khán giả. Đó cũng là những động lực để những nhân vật hạng hai quyết liệt giành lại vị thế trong cuộc đời thường.

Ác thay, đôi khi người không có ngôi vị lại có thể là một người may mắn nhận được bình chọn của một cuộc thi nhỏ hẹp, nhưng lại là người được chờ đón ở bên ngoài như một ngôi sao. Adam Lambert của American Idol mùa trước có thể là một ví dụ sống động về chuyện này.

Do đó sẽ chẳng có ai được tất cả, cũng không có ai mất tất cả. Mọi thứ lại khởi động và mỗi con người đó lại vào cuộc với những bí mật đầy đam mê của đời nghệ sĩ, mà chỉ có thời gian mới trả lời được rằng rồi ai sẽ được gọi tên.

 

                                                                                   Theo TuoiTre

 

 

Các tin khác


Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục