Gắn liền với tôn chỉ "Cải cách hát ca theo tiến bộ; Lương truyền tuồng tích sánh văn minh" nhưng sau một thế kỷ, cải lương bị cho là đang mất thế "tự chủ". Một nghịch lý khác là dù cải lương bị cho là rơi vào khủng hoảng, những nghệ sĩ cải lương được yêu mến vẫn được trả cát sê cao không kém ca sĩ nhạc trẻ. Thế nhưng, làm thế nào để bảo tồn, phát triển loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo này vẫn còn là bài toán khó…

 

Những nghịch lý…

NSƯT Bạch Tuyết chia sẻ rằng, với một suất diễn hiện nay, nếu không kể các chương trình mang tính từ thiện thì mức cát sê của chị dao động từ 15 triệu đến 20 triệu đồng. Có những đơn vị doanh nghiệp mời Bạch Tuyết đến nói chuyện với mức giá 30 triệu đồng/buổi. Với doanh nghiệp, hạch toán lỗ lãi là chuyện sống còn nên càng không thể họ bỏ tiền ra với lý do phù phiếm mà chắc chắn chỉ chi tiền khi thấy cần hướng đến mục đích thiết thực nhất định… Không chỉ có Bạch Tuyết, với nhiều nghệ sĩ cải lương, việc đi về trong nước và nước ngoài để biểu diễn như đi… siêu thị.

Một nghệ sĩ cải lương, có chút tên tuổi trong lòng công chúng là cát sê tăng vụt. Như danh hiệu chuông vàng vọng cổ là một ví dụ điển hình. Nếu trước đó thù lao biểu diễn chỉ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn, thậm chí luôn nhẫn nhịn sau cánh gà chờ "hát lót" thì sau khi đạt danh hiệu chuông vàng vọng cổ, cát sê của chàng nghệ sĩ trẻ măng này tăng vọt lên vài triệu đồng đến chục triệu đồng cho một suất diễn, tùy theo chương trình, địa điểm biểu diễn.

Đó là chưa kể rất nhiều chương trình riêng của các nghệ sĩ cải lương, giá vé cao ngất ngưởng, không kém các chương trình ca nhạc của các ca sĩ ăn khách.

Cải lương rơi vào khủng hoảng nhưng nghệ sĩ tài danh vẫn luôn được khán giả đón nhận nồng nhiệt.

Nghệ sĩ nổi tiếng "sống khỏe" bằng giọng ca của mình nhưng cải lương vẫn trong tình trạng khủng hoảng. Có rất nhiều lý do nhưng căn bản nhất vẫn là thiếu sự chăm chút của cả cơ quan quản lý lẫn nghệ sĩ một cách đúng mực cho loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo này.

Giám đốc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, ông Nguyễn Quốc Hùng cũng từng than phiền rằng nghệ sĩ mải lo biểu diễn kiếm tiền nhiều quá, mỗi lần tập hợp được đông đủ theo ý định để tổ chức tập luyện, dựng vở cho ra vở. Đình đám như cỡ 2 vở cải lương tiền tỷ như Kim Vân Kiều, Chiếc áo thiên nga cũng chỉ như "trống đánh qua nhà sấm". Nhiều người trong giới cho rằng đây chỉ là cố gắng "huy hoàng một phút rồi… lại tối"…

Sự thiếu hụt của dấu ấn học thuật

Chia sẻ về cải lương, tác giả Võ Tử Uyên, một trong những gương mặt được coi là thuộc đội ngũ kế cận, am hiểu và viết về cải lương hiện nay cũng khá gay gắt khi cho rằng: "Chúng ta không thể nói rằng cải lương "đang sống" khi cả thành phố chỉ còn một nhóm Thắp sáng niềm tin cầm cự mỗi tuần một suất với vài chục khán giả. Chúng ta không thể nói cải lương còn sống khi cả Nam Bộ với 25 tỉnh chỉ có 5 đến 6 đoàn cải lương hoạt động bằng kinh phí của Nhà nước, diễn phục vụ là hoạt động chủ yếu. Chúng ta không thể nói cải lương còn sống khi nghệ sĩ cải lương tứ tán mỗi người một ngả, sinh nhai bằng nhiều cách khác nhau. Đành rằng, thỉnh thoảng ta vẫn thấy có những live show của các ngôi sao với giá vé trên trời, khán giả đầy rạp. Nhưng tiếc thay, đó không phải là bộ mặt thật của sân khấu, không phải là sức sống của cải lương…".

Cải lương đang rất thiếu dấu ấn của học thuật. Đó là khẳng định của đạo diễn, NSƯT Lê Chức. Cải lương có theo được tiến bộ, có sánh được văn minh của thế kỷ XXI như tuyên ngôn của cải lương đầu thế kỷ XX? Có thấu đáo để phản ánh được tâm sinh lý con người đương đại và nhất là có gì dự báo được cho mai này? Đặt ra để rồi tự trả lời, người đạo diễn đã dành khá nhiều tâm huyết cho loại hình nghệ thuật này khẳng định: Có thể có phát hiện mới nhưng tình huống của cải lương dành cho điều đó lại cũ, tương tự nhau. Đó là cứ tình huống ấy thì ca bài này nên không lạ, người xem dự đoán được, cải lương mất đi tính bất ngờ, cái lạ, cái kỳ của nghệ thuật.

Về phía các nghệ sĩ, dù có đã có nhiều cố gắng, thử nghiệm, sử dụng nhiều biện pháp cho cải lương có được vị thế trong cộng đồng nhưng đâu là dấu ấn học thuật và khoa học bền vững của cách tân, của việc làm thay đổi cải lương cho khán giả hôm nay thì như là thiếu đi phần tổng kết.

Đã đến lúc cần "nâng cấp" toàn diện, cần có chiến lược đầu tư "dài hơi" và bài bản hơn cho loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo này. Đó là khẳng định của gần trăm học giả, nhà nghiên cứu, người làm nghề và cả nhiều đại diện quản lý văn hóa trên nhiều tỉnh, thành trong một cuộc gặp gỡ, trao đổi do Hội Sân khấu Việt Nam tổ chức mới đây

 

                                                                                       Theo CAND

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục