Phim Đường đến thành Thăng Long đẫm màu Trung Quốc.

Phim Đường đến thành Thăng Long đẫm màu Trung Quốc.

Lần đầu tiên nước ta tổ chức Liên hoan phim (LHP) quốc tế tại Hà Nội. Sự kiện điện ảnh lớn lao này lẽ ra là một điểm sáng trong năm qua, nhưng nó lại gây ra nhiều điều tiếng. Ngay buổi chiếu phim khai mạc, ban tổ chức lại chiếu một bộ phim hoạt hình của Pháp khiến nhiều khán giả bỏ về. Trong LHP, việc Cục Điện ảnh kết hợp với Công ty BHD tổ chức cũng bất ổn.

 

Rất nhiều NSƯT, NSND – những người có những đóng góp nhất định cho ngành đã không được mời dự LHP, mà thay vào đó là phần lớn những diễn viên đóng phim truyền hình (TH) – đối tác làm ăn của Công ty BHD. Chả lẽ công ty này không phân biệt được sự khác nhau giữa phim điện ảnh và phim TH hay sao? Điều đó dẫn đến nhiều sự cố tức cười. Các MC không phân biệt được các vị khách. Họ đến LHP mà không hề được giới thiệu, nhầm lẫn tên tuổi các diễn viên. Và đỉnh cao của văn hóa ứng xử là việc MC Lại Văn Sâm dịch đại lời phát biểu của diễn viên Ngô Ngạn Tổ khiến dư luận bức xúc vì sự liều lĩnh của MC này. Một chi tiết trong LHP là việc trao giải. Chúng ta được giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất của Nhật Kim Anh trong phim Long Thành cầm giả ca và giải cho phim tài liệu Luôn ở bên con của đạo diễn trẻ Kim Hải. Ấy vậy mà phim này suýt bị loại khi Hãng nhận được tin là không gửi phim tài liệu video đi dự, mà chỉ gửi phim nhựa. Song kết quả là ban giám khảo thể loại này lại trao giải cho bộ phim tài liệu video.

2 – Năm qua, Nhà nước đã đầu tư rất nhiều tiền để làm phim. Một loạt phim ra đời như Hoa đào, Long Thành giả cầm ca, Nhìn ra biển cả, Vượt qua bến Thượng Hải, Vũ điệu đam mê…, song rất tiếc những phim này lại không thu hút được sự chú ý của khán giả. Đến một số rạp chiếu phim hỏi về số phận của những phim do nhà nước sản xuất, đều được nghe trả lời rằng, mỗi phim đó chiếu trong 1-2 ngày phải xếp lại vì rạp quá vắng, đành phải chiếu phim nước ngoài. Phim Hoa đào tập trung quá nhiều thứ giả, diễn xuất yếu, đặc biệt một đạo diễn trẻ như Nguyễn Thế Vinh mà dàn dựng quá cẩu thả khiến người ta lo cho cung cách làm phim của thế hệ trẻ. Những phim cúng cụ thì cách thể hiện quá cũ, hình ảnh Bác Hồ mờ nhạt, không gây được ấn tượng. Ngay cả phim hip hop dành cho tuổi teen như Vũ điệu đam mê của đạo diễn Nguyễn Đức Việt cũng bị giới trẻ ngoảnh mặt. Một nền điện ảnh mà các nghệ sĩ luôn kêu thiếu tiền, nhưng khi có tiền cũng không thể làm một bộ phim cho ra hồn thì chỉ có thể đổ tại bởi sự bất tài mà thôi.

3 – Với dòng phim Việt kiều cũng có nhiều chuyện phải bàn. Sau một số phim mang màu sắc dân tộc khá thành công như Mùi đu đủ xanh, Ba mùa, Mùa len trâu…, các đạo diễn Việt kiều bắt đầu bộc lộ nhiều điểm yếu. Đó là việc không trả lời được câu hỏi mình là ai? Một loạt các phim như Để mai tính, Bẫy rồng, Chuyện tình xa xứ… đều mang phong cách kể chuyện Hollywood, rất xa lạ với cách kể chuyện của người Việt. Những phim  này tuy mang phong cách Hollywood nhưng lại không được các nhà phát hành phim Mỹ chấp nhận bởi chúng chỉ nhái Hollywood mà thôi. Túng đề tài nên phải làm liều. Điển hình là đạo diễn Victor Vũ đã đạo hẳn cả một bộ phim của Mỹ nhan đề Thattered để tái tạo ra bộ phim Giao lộ định mệnh mang tên mình. Với vốn văn hóa dân tộc mỏng manh, với việc không tiếp cận được văn hóa nước mình định cư thì việc đạo cốt truyện, xào xáo nhân vật của các nhà làm phim dán mác Việt kiều còn tiếp tục xảy ra chứ không dừng lại ở Victor Vũ.

4 – Người ta cứ nói về bộ phim Bi, đừng sợ của Phan Đăng Di được nhiều giải quốc tế. Hội đồng nghệ thuật của Hội Điện ảnh VN cũng đã xem phim này. Khi xem xong, tất cả đều thở dài. Một đạo diễn nói, cảm giác xem xong phim này thấy cuộc sống đen tối quá. Bi, đừng sợ đã phơi bày những mặt tối của một đất nước XHCN nên được phương Tây chú ý và khích lệ mà thôi. Hội đồng duyệt phim quốc gia lúc đầu không duyệt phim này, sau mới duyệt cho chiếu khi đã cắt nhiều cảnh làm tình không sạch sẽ. Việc Hội đồng duyệt phim không cấp phép chiếu phim Đường đến thành Thăng Long bởi sức ép của công luận cũng là điều đáng hoan nghênh. Bởi phim của ta, nói về một vị vua anh minh của ta mà lại do Trung Quốc làm, do đa số diễn viên và quần chúng Trung Quốc đóng vai thì còn gì Việt Nam nữa.

5 – Đối với phim TH dài tập, các nhà làm phim đang đánh mất khán giả của mình. Do việc phải làm nhiều phim nên các nhà sản xuất và biên kịch đã không kịp sáng tác, phải nhái các phim của nước ngoài. Phim Gió nghịch mùa (đd Đặng Lưu Việt Bảo) bị phát hiện giống phim Khăn tay vàng (Hàn Quốc), phim Sắc đẹp và danh vọng (đd Lý Khắc Linh) bị coi là nhái phim Sắc đẹp vĩnh cửu (Hồng Kông), Cho một tình yêu (đd Nguyễn Tranh – Lê Hóa) được cho là làm lại từ phim Hạnh phúc bất ngờ (Đài Loan)…Dư luận đã và đang tiếp tục lên án dòng phim nhái ngoại quốc, song chúng ta thực sự chưa có phương thuốc hữu hiệu để ngăn ngừa căn bệnh này. Nhiều phim chiếu vào giờ vàng cũng không thu hút khán giả bởi phim tiết tấu chậm, diễn viên không đẹp, thiếu những cảnh quay công phu và đa số diễn viên nghiệp dư, diễn xuất qua lời thoại lồng tiếng nên đã biến phim TH thành kịch ti vi. Ngay một số phim mang yếu tố chính luận như Bí thư tỉnh ủy cũng nhiều tập tẻ nhạt.

Thực sự, năm qua, phim của ta làm nhiều nhưng chất lượng lại suy giảm, trong khi đó các công ty tư nhân lại nhập rất nhiều phim nước ngoài, tràn ngập cả màn ảnh lớn lẫn màn ảnh nhỏ. Thực là đáng lo ngại.   

     

                                                                               Theo Báo SKĐS

 

 

Các tin khác


Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục