Du khách từ khắp mọi nơi về chơi chợ quá đông khiến con đường vào chợ tắc đến mấy cây số.

Du khách từ khắp mọi nơi về chơi chợ quá đông khiến con đường vào chợ tắc đến mấy cây số.

Khi trời về đêm, người dân từ khắp mọi nơi vẫn nghìn nghịt kéo về Nam Định trẩy hội và thăm thú một phiên chợ đặc biệt mỗi năm chỉ họp một lần, phiên chợ độc đáo còn được người ta nhắc tới bằng cái tên: chợ “âm phủ”.

 

Chợ Viềng, Vụ Bản, Nam Định họp vào đêm mùng Bảy, rạng sáng ngày mùng Tám tháng Giêng hàng năm. Theo truyền thuyết thì người bán kẻ mua ở chợ Viềng chỉ để lấy may là chính. Theo những câu chuyện dân gian kể lại thì phiên chợ độc đáo nhất xứ Bắc này có một sức hút đặc biệt, những ai không đi chợ Viềng thì trong lòng day dứt, đi mà không mua không bán gì thì cũng buồn bực không yên. Vật phẩm mang đến chợ năm nào cũng chỉ gồm mấy mặt hàng chính: cây cối, nông cụ, thịt bò, đồ cũ.... nhưng ai đi chợ cũng cố mang về nhà được một thứ gì đó, có khi không cần thiết nhưng nhằm kiếm một chút may mắn đầu năm.

Chợ Viềng là một phiên chợ đầy màu sắc văn hóa. Tuy nhiên, đến với chợ Viềng, người ta sẽ có thể không bao giờ quên... nói thách và nhớ mãi chuyện… mặc cả. Không một ai đi chợ Viềng lại không mặc cả và không bị ít nhất một lần “giật mình” vì chuyện bị người bán hàng “hét” giá. Trong đó, mặt hàng bị đẩy giá lên trời nhiều nhất thường là cây cối. Một chậu cây cảnh nho nhỏ cũng có giá khoảng vài trăm ngàn đến cả triệu đồng, chưa kể những cây có dáng đẹp và “độc” thì giá có thể đẩy lên tới vài chục thậm chí hàng trăm triệu đồng.

Với tâm lý “mỗi năm chỉ có một lần”, nên các loại mặt hàng phục vụ khách du lịch cũng vì thế mà khiến không ít du khách “chỉ muốn đến một lần”. Giá trông giữ xe tại các bãi trông xe tự phát khu vực xung quanh chợ có giá trung bình là 50 nghìn đồng một chiếc xe máy vào buổi chiều ngày mùng 7 âm lịch và tăng dần theo “giờ vàng” và “địa điểm vàng”, tức là càng về đêm và càng… gần chợ thì càng đắt. Chưa kể các quán ăn uống, giá cả cao ngất ngưởng đắt gấp đôi, ba thậm chí chục lần so với bình thường cũng khiến khách du lịch phải “lắc đầu lè lưỡi”.

Một điểm nữa khiến không ít khách du lịch cảm thấy ái ngại cho chuyến chơi chợ Viềng đó là tắc đường. Có lẽ ít có phiên chợ nào mà lại xảy ra cảnh “dở khóc dở cười” tắc đường vào lúc… nửa đêm, và càng muộn thì đường càng tắc như chợ Viềng. Năm nào cũng vậy, từ buổi chiều đến hết đêm mùng 7, những con đường dẫn vào chợ đều tắc cục bộ, từng hàng dài xe ô tô nối đuôi nhau nằm chờ trời sáng mà vẫn chưa biết khi nào vào đến nơi trong khi vẫn còn cách khu chợ cả vài cây số. Năm nay, tuy đã được phân luồng và hạn chế ô tô vào gần chợ nhưng con đường vẫn không quang đãng hơn là mấy vì thay vì tắc ô tô, lại chuyển sang tắc…xe máy.

Một số hình ảnh về đêm khai hội chợ Viềng, Nam Định được PV Laodong.com.vn ghi lại vào lúc 0h sáng ngày hôm nay 10.2 (Tức mùng 8 tháng Giêng âm lịch):

    
Các chùa đông nghịt người đến khấn vái.

Các chùa đông nghịt người đến khấn vái.

 

Ánh sáng duy nhất của khu chợ là từ các ngọn đèn điện.

Ánh sáng duy nhất của khu chợ là từ các ngọn đèn điện.

 

Cây cảnh là thứ hàng “đặc sản” được đem ra bày bán nhiều nhất.

Cây cảnh là thứ hàng “đặc sản” được đem ra bày bán nhiều nhất.

 

Người mua đầu năm chỉ với mục đích lấy may nên ai cũng sẵn sàng rút ví để mua bằng được một thứ gì đó về nhà.

Người mua đầu năm chỉ với mục đích lấy may nên ai cũng sẵn sàng rút ví để mua bằng được một thứ gì đó về nhà.

 

Người bán hồ hởi chăm chút lại cây trước khi đem bán.

Người bán hồ hởi chăm chút lại cây trước khi đem bán.

 

“Lá ngọc cành vàng” là thứ được bày bán nhiều tại các lối đi dẫn vào chùa.
“Lá ngọc cành vàng” là thứ được bày bán nhiều tại các lối đi dẫn vào chùa.
 
Hình ảnh các cụ già mặc áo the, khăn đóng ngồi cho chữ và viết “lá sớ” rất dễ gặp tại các chùa.

Hình ảnh các cụ già mặc áo the, khăn đóng ngồi cho chữ và viết “lá sớ” rất dễ gặp tại các chùa.

 

Mặc cho dòng người đùn đẩy, nhưng người phụ nữ này vẫn cố chen vào bằng được để làm lễ tại phủ chính.

Mặc cho dòng người đùn đẩy, nhưng người phụ nữ này vẫn cố chen vào bằng được để làm lễ tại phủ chính.

 

Cây Tùng nhỏ có khắc chữ trên thân này được “làm giá” là 35 triệu đồng.
Cây Tùng nhỏ có khắc chữ trên thân này được “làm giá” là 35 triệu đồng.
 

 

                                                        Theo LaoDong

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục