Nữ thanh niên dân tộc Thái ở Yên Bái trình diễn múa truyền thống tại Festival.

Nữ thanh niên dân tộc Thái ở Yên Bái trình diễn múa truyền thống tại Festival.

Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên trong thời kỳ hội nhập hiện nay, dưới tác động của cơ chế thị trường cùng với sự du nhập của văn hóa ngoại lai, nhận thức sai lệch của một bộ phận giới trẻ, nhiều giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa của các dân tộc đang bị mai một dần, thậm chí có nguy cơ biến mất...

 

Tiếng chiêng đang mất dần theo năm tháng

Hội thảo “Tuổi trẻ Việt Nam với sự nghiệp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong thời kỳ đổi mới, hội nhập của đất nước” - một trong những hoạt động chính của Festival thanh niên các dân tộc Việt Nam kỷ niệm Ngày Văn hóa Việt Nam 19/4 và hưởng ứng Năm thanh niên 2011 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Bộ VH, TT&DL - Ủy ban Dân tộc - Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam ở Hà Nội đã thu hút được nhiều ý kiến đóng góp từ các chuyên gia nghiên cứu văn hóa dân tộc và 100 đại biểu thanh niên các dân tộc trong tổng số 300 đại biểu được lựa chọn ở khắp mọi miền đất nước.

Tại hội thảo, vấn đề được các đại biểu quan tâm nhất là thực trạng bản sắc văn hóa của nhiều DTTS đang có nguy cơ mai một, biến mất do nhiều yếu tố tác động như ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai, một số giá trị văn hóa truyền thống chưa phù hợp với cuộc sống hiện đại như tiếng nói, trang phục, nhận thức và cảm nhận cũng như cơ hội tiếp cận với các loại hình nghệ thuật dân gian như các bài dân ca, làn điệu then, múa, đánh cồng chiêng... ở thế hệ trẻ còn hạn chế.

 Đại biểu H Nguốp Niê, Phó Bí thư Huyện đoàn Krông Búk, Đăk Lăk cho biết: “Đồng bào dân tộc Êđê nói riêng và Tây Nguyên nói chung luôn tự hào với không gian văn hóa cồng chiêng đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Thế nhưng, một thực tế hiện nay làm mọi người lo lắng là hồn thiêng của tiếng chiêng đang dần mất đi theo năm tháng. Trên địa bàn huyện Krông Búk hiện chỉ còn lại 26 dàn cồng chiêng. Cộng đồng người Êđê D’ham huyện Krông Búk còn nhiều người không thể phân biệt đâu là bài chiêng dùng trong lễ phát rẫy, lễ phơi lúa mới, lễ xuống giống và đâu là bài chiêng trong lễ cúng tổ tiên ông bà, lễ mừng nhà mới, lễ cúng bến nước...”.

Ở các dân tộc thiểu số khác, nhiều người trẻ tuổi không còn biết dệt thổ cẩm, đan lát hoặc sử dụng các loại nhạc cụ của dân tộc mình. Một số dân tộc thiểu số có nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá tộc người như các dân tộc Bố Y, Si La, Kháng, Xinh Mun, Ơ Đu... Thậm chí có những vùng dân tộc Mông, một số dân tộc Tây Nguyên diễn ra tình trạng di cư, chối bỏ văn hoá truyền thống, du nhập văn hoá ngoại lai.

Tuổi trẻ là lực lượng nòng cốt

Trong buổi gặp mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các đại biểu ưu tú tại Văn phòng Quốc hội sáng 17/4, bà Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội đã biểu dương, đồng tình với những ý kiến đóng góp của các đại biểu, bày tỏ cảm thông với những khó khăn của thanh niên các DTTS và nhấn mạnh: “Đây là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của tôi và của chính các bạn thanh niên. Muốn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống thì trước nhất phải phát huy sức trẻ, góp phần vào công tác nâng cao mức sống, chăm lo sức khỏe, văn hóa tinh thần cho đồng bào các dân tộc”.

Tại đêm hội giao lưu văn hóa nghệ thuật các dân tộc với chủ đề “Sắc màu tuổi trẻ - Sắc màu đoàn kết” 17/4, Ban tổ chức đã trao 54 suất học bổng Vừ A Dính cho 54 thanh niên ưu tú người dân tộc có thành tích xuất sắc. Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cũng quyết định tặng Bằng khen cho 36 tập thể có thành tích xuất sắc đóng góp cho  thành công của festival cũng như sự nghiệp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.   
 
 
                                                                             Theo Báo SKĐS
 
 

Các tin khác


Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục