Tham gia chương trình Be Strong, Japan! của VietNamNet, ca sĩ Quang Dũng nói anh mong đêm nhạc thật ý nghĩa, nhận được nhiều đồng cảm, chia sẻ.

 

Sau gần hai năm khá im hơi lặng tiếng, đi hát nhiều hơn ở hải ngoại, Quang Dũng đang trở lại mạnh mẽ hơn trong đời sống nhạc Việt. Sự có mặt ủng hộ cho đêm từ thiện của báo VietNamNet không nằm ngoài sự trở lại ấy. Nhân dịp này, anh có buổi trò chuyện với VietNamNet.



Vắng bóng khá lâu trên kệ đĩa như vậy, hẳn là lần trở lại này của Quang Dũng mang theo một sản phẩm mới mang nhiều ấp ủ đến với người hâm mộ anh?

Gần hai năm rồi, tôi chưa thực hiện sản phẩm nào mới cho mình, dù trước đây rất chịu khó làm đĩa nhạc, có mặt trong nhiều show ở trong nước lẫn hải ngoại. Tôi nghĩ cần có thời gian lắng lại để chuẩn bị cho dự án mới, cũng để có thời gian nhìn lại, sắp xếp để mọi việc tốt hơn. Sắp tới đây, tôi sẽ cho ra mắt Tình bỗng chốc là không, vẫn sẽ hát nhạc tình ca, gồm những bài hát của nhạc sĩ Diệu Hương, Lam Phương, Phạm Duy, Đỗ Lễ.

Mỗi bài hát là một sự chia sẻ, đặt để tâm tư, tình cảm của tôi. Những ca khúc không mới, được làm lại, nhưng lần đầu tiên được phổ biến tại VN. Tuy nhiên, màu sắc âm nhạc của những bài được hát lại hoàn toàn mới mẻ, phù hợp với thời đại mới, nhờ bởi hòa âm của Hoài Sa, Vĩnh Tâm, Tấn Phong và Lý Huỳnh Long.

Điều này có nghĩa khán giả sẽ thấy anh hoạt động tích cực hơn, ồn ào hơn trong đời sống âm nhạc sắp tới?

Ít xuất hiện trên báo, tôi cần một thời gian lắng lại. Nhưng thực ra khán giả vẫn thấy tôi đi hát đều, có mặt trong nhiều chương trình lớn nhưng chủ yếu là ở Mỹ. Chỉ có điều không ra đĩa nhạc hay video clip nào mới. Lần trở lại với sản phẩm này không có nghĩa là tôi sẽ ồn ào hơn. Đối với tôi, con đường đi hát phải thật tự nhiên.

Trong cuộc sống của anh lúc này, ngoài âm nhạc, còn điều gì khác làm anh bận tâm?

Con người và cá tính của tôi lúc nào cũng muốn quan tâm đến nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Tôi là người của gia đình, con cháu. Ngoài bé Bảo Nam, tôi đang sống với 5 đứa cháu, chúng xem tôi như cha. Các cháu học rất giỏi, đều vào TP.HCM học đại học cả, làm tôi cảm thấy mình có cả một gia tài. Tôi cũng xem chúng như những đứa con ruột. Gia đình có sự quan tâm lẫn nhau. Tôi cảm thấy đời sống của mình bây giờ ý nghĩa hơn. Mỗi buổi sáng thức dậy, tôi lại tự hỏi mình sẽ làm gì cho mình, cho con, cho các cháu trong hôm nay. Tôi cho rằng âm nhạc của tôi nhờ thế sẽ có sự chín chắn, già dặn và trưởng thành hơn.



Khi hạnh phúc với những điều đang có như vậy, anh cảm thấy hôn nhân có còn cần thiết với anh?

Đối với tôi và có lẽ mọi người cũng thế, hôn nhân đều có một góc riêng. Với những gì đã qua, tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta cần có một tiếng nói chung. Việc chia tay buộc chúng ta phải suy nghĩ về hôn nhân một cách chín chắn và trưởng thành hơn. Mặc dù hôn nhân của tôi đã qua những ngày tháng không vui. Nhưng giờ đây tôi thấy cuộc sống của mình rất ý nghĩa. Mỗi ngày tôi thấy mình có ích hơn.

Người ta dễ thương cảm cho đứa trẻ sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ mà bố mẹ luôn phải sống nay đây mai đó. Anh và bé Bảo Nam thế nào?

Đây là điều tôi rất trăn trở, dành nhiều thời gian để suy nghĩ. Bảo Nam đang sống với bà ngoại ở bên Mỹ, chuẩn bị đi học. Tôi và Jennifer luôn tranh thủ thời gian để thăm con. Rất may là Bảo Nam rất khắng khít với bà ngoại, lại được bà chiều chuộng nên tôi và Jennifer rất an tâm. Bảo Nam chuẩn bị đi học cũng là một bận tâm, lo lắng khác, nhưng tôi nghĩ mình có thể tin vào nhà trường ở bên Mỹ.  

Anh cảm thấy thế nào khi hát ở những đêm diễn từ thiện?

Đối với nghệ sĩ đã chịu ơn của khán giả, tình thương và sự quan tâm của khán giả đã dành cho mình thì việc làm từ thiện là rất cần thiết. Mỗi nghệ sĩ đều cần có một tính cách nào đó hướng thiện. Tham gia những đêm nhạc từ thiện cũng là cách để tôi tri ân khán giả đã cho tôi hạnh phúc. Với chương trình Be Strong, Japan! của VietNamNet, tôi mong muốn đêm nhạc có diễn biến thật ý nghĩa để nghệ sĩ cảm thấy niềm vui và trách nhiệm của mình khi làm việc thiện nguyện, cũng như nhận được sự đồng cảm, chia sẻ nơi khán giả.

Những ca sĩ cùng thời với anh thường hay kỷ niệm 10 năm, 20 năm ca hát, riêng anh thì không?

Trong những chuyến đi hát ở trong nước cũng như hải ngoại, tôi chứng kiến những ca sĩ đi hát suốt 30 – 40 năm liền. Ở họ, tôi cảm thấy sự lớn lao của một người nghệ sĩ. Dĩ nhiên, với riêng mỗi người, ý nghĩa của 10 năm hay 20 năm là khác nhau. Riêng tôi thấy chưa cần thiết, mình cứ toàn tâm toàn ý với việc ca hát. Điều quan trọng là khán giả nhìn nhận mình qua các thời kỳ khác nhau như thế nào.



10 năm trước và cho đến bây giờ, khán giả yêu quý anh bởi những bản tình ca già dặn. 10 năm sau, khán giả lại vẫn thấy anh trong hình ảnh một ca sĩ ăn mặc lịch thiệp và hát tình ca?

Hãy nhìn vào thần tượng ca hát của tôi là Khánh Ly. Suốt hơn 50 năm qua, bà vẫn cứ hát những bài tình ca của Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ngô Thụy Miên…Trong âm nhạc Việt Nam, tình ca là bất tận. Tôi nghĩ mình sẽ không bao giờ hát hết, quan trọng là mình hát đúng với tiết tấu, hơi thở của thời đại, không nên cố chấp đã hát tình ca là phải ê a mà phải làm thế nào để phù hợp với thời điểm mình hát.

                                                                       Theo VietNamNet

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục