Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh luôn là đề tài tạo cảm hứng bất tận, thiêng liêng và vô cùng gần gũi cho các nhà văn, nhà báo, các nghệ sỹ trên khắp mọi miền đất nước. Bởi thế, những năm tới đây, viết, sáng tác về chủ đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" vẫn là nguồn mạch hiện thực không bao giờ dứt cho đội ngũ văn nghệ sỹ, báo chí cả nước.

 

Tối 17/5 và sáng 18/5, tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban chỉ đạo Cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí viết về chủ đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã lần lượt tổ chức Lễ sơ kết, tặng thưởng tác phẩm xuất sắc năm 2010 cũng như Hội nghị Tổng kết 3 năm cuộc vận động (2008-2010).

3 năm qua, bắt đầu từ ngày 9/3/2008, thời điểm Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" phát động Cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí viết về chủ đề lớn lao, Hội Nhà báo Việt Nam, các Hội văn học nghệ thuật, các cơ quan báo chí cả nước cũng như đông đảo văn nghệ sỹ đã tích cực tham gia, gặt hái những kết quả đáng trân trọng, tạo được sự quan tâm, khích lệ, cổ vũ của công chúng.

Nhiều tác giả, nhóm tác giả đã có tác phẩm, công trình xuất sắc về Bác Hồ, về phẩm chất sáng ngời của Người, đặc biệt qua đó xây dựng, nhân lên nhiều nhân tố mới, hàng loạt điển hình tiên tiến trong đời sống hàng ngày, góp phần bồi đắp nền tảng đạo đức cho xã hội, phục vụ đắc lực sự nghiệp đổi mới. Một phần không nhỏ những nhà báo, văn nghệ sỹ có tên trong danh sách khen thưởng năm 2010 và cả 3 năm (2008-2010) đều còn trẻ, rất trẻ, và là những gương mặt quen thuộc với quần chúng nhân dân.

Cảnh trong phim truyện nhựa được tặng thưởng "Vượt qua bến Thượng Hải".

"Tam ca nhạc đỏ": NSƯT Việt Hoàn, ca sỹ Đăng Dương, Trọng Tấn; diễn viên Nhà hát kịch Hà Nội Tiến Hợi; nhạc sỹ dân tộc Chăm Amư Nhân; NSƯT người Tày, Dương Liễu; nghệ sỹ xứ Nghệ, Hồng Dương… đã tạo dấu ấn trong nhiều tác phẩm âm nhạc, sân khấu về Bác Hồ, và những đóng góp đó đã được Ban chỉ đạo Cuộc vận động ghi nhận xứng đáng.

Chi hội tác giả Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam, Ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam đã phối hợp thực hiện chương trình sân khấu truyền hình "Chuyện kể về Người" phát sóng tối thứ 7 hàng tuần trên VTV1, khiến nhiều người xem rưng rưng khi được xem lại, nghe lại, thấm thía hơn những mẩu chuyện về Bác, qua diễn xuất của các nghệ sỹ nhiều thế hệ.

Các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành đều mở trại sáng tác, động viên các tác giả dày công nghiên cứu, tìm tòi, phát hiện ra những câu chuyện giản dị nhất, dễ chinh phục từng người dân bình thường nhất để hoàn thiện công trình riêng về chủ đề Bác Hồ và đạo đức của Người.

Nhiều tác phẩm kiến trúc được tặng thưởng, đã đi vào đời sống sinh hoạt hàng ngày của một bộ phận nhân dân, có ý nghĩa thực tiễn hữu hiệu như công trình: Trường THPT Hà Nội - Amsterdam của nhóm kiến trúc sư trẻ Nguyễn Anh Tuấn, Phan Duy Đông, Vũ Sĩ Lợi…, công trình Nhà sinh hoạt cộng đồng Suối Rè - Hòa Bình của KTS Hoàng Thúc Hào, Nguyễn Duy Thanh hay công trình Nhà ở cho dân vùng lũ miền Trung của nhóm kiến trúc sư thuộc Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế Vinaconex Xuân Mai.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Trung ương, Cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí viết về chủ đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" từng bước tạo nên một động lực mới trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật, báo chí, và làm nên mạch ngầm truyền thống, kế tiếp dòng chảy liên tục của chủ đề cao quý này, cũng như hướng tới nhiều giá trị mới, mang âm hưởng thời đại.

Mỗi năm, số lượng các tác phẩm, công trình tham dự cuộc vận động ngày một thêm nhiều. Riêng Hội Nhà báo Việt Nam, năm 2008 nhận được 205 tác phẩm, năm 2009 có 225 tác phẩm gửi về, nhưng năm 2010 lượng tác phẩm hưởng ứng Cuộc vận động gửi về dự thưởng đã đạt tới con số 295. Tổng kết 3 năm cuộc vận động, Ban chỉ đạo Trung ương đã lựa chọn 129 tác phẩm văn học nghệ thuật và 54 tác phẩm báo chí xuất sắc để tặng thưởng.

Ban chỉ đạo cũng tặng thưởng 24 đơn vị báo chí xuất bản, 19 đơn vị nghệ thuật, chiếu phim lưu động tuyên truyền, quảng bá có hiệu quả về cuộc vận động và tặng bằng khen cho 106 tập thể khác. Báo CAND, Nhà xuất bản CAND, Ban biên tập truyền hình CAND đại diện cho các cơ quan báo chí, nghệ thuật của Công an nhân dân đã được tặng thưởng vì những đóng góp hiệu quả, tích cực trong suốt 3 năm thực hiện Cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí viết về chủ đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

Ban chỉ đạo cho rằng, mùa vụ bội thu gặt hái được trong thời gian qua chính vì tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh luôn là đề tài tạo cảm hứng bất tận, thiêng liêng và vô cùng gần gũi cho các nhà văn, nhà báo, các nghệ sỹ trên khắp mọi miền đất nước. Bởi thế, những năm tới đây, viết, sáng tác về chủ đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" vẫn là nguồn mạch hiện thực không bao giờ dứt cho đội ngũ văn nghệ sỹ, báo chí cả nước. 

Nhiều kịch bản phim cả điện ảnh và truyền hình xây dựng hình tượng Hồ Chí Minh và cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm như "Đêm trước rạng Đông" của Đoàn Hữu Nam, "Nhà tiên tri" của Hoàng Nhuận Cầm, "Vượt qua bến Thượng Hải" của Hà Phạm Phú - Lê Ngọc Minh làm nên hiệu ứng, sự cộng hưởng tốt trong dư luận. Các phim tài liệu "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhìn từ thế kỷ 21", "40 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ", "Bác Hồ - sự cảm hóa kỳ diệu"… có nhiều tư liệu mới, giàu giá trị khoa học về tư tưởng Hồ Chí Minh, thể hiện lòng nhiệt thành và tình cảm kính yêu vô hạn của các tác giả, nhóm tác giả với Bác Hồ.

 

                                                                                    Theo CAND

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục