Muốn làm được chương trình truyền hình thú vị để tạo nên những tràng cười bổ ích thì việc tìm một kịch bản chất lượng cũng là điều vô cùng khó khăn trong khi tất cả các lĩnh vực nghệ thuật đều than thở: “Bói không ra một kịch bản hay...”.

Sau khoảng thời gian lặng tiếng khá lâu, nghệ sĩ hài lại có cơ hội được thể hiện khả năng chọc cười khán giả trên màn ảnh nhỏ. Đối với đội ngũ sản xuất, Thư giãn cuối tuần là mảnh đất dễ ăn khách nhưng cũng chẳng “lành” nếu người trong cuộc không liên tục thay đổi “gia vị”. Có người nói vui, làm truyền hình không khác với công việc bếp núc là bao, dù đã “thành phẩm” thì khi lên sóng màn ảnh nhỏ, khán giả vẫn phải chấp nhận thực tế, trong số những “món” hay thì cũng phải có “món” dở, điều này khó tránh.

Khóc thì dễ, cười mới khó

Khán giả truyền hình đã từng hẫng hụt khi một trong những chương trình giải trí thú vị nhất là Gặp nhau cuối tuần nói lời tạm biệt và “lặn mất tăm”. Một thời gian khá lâu sau đó cũng chưa thấy chuyên mục thư giãn nào nổi bật. Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến thói quen xem tivi dịp cuối tuần của nhiều khán giả. Thời gian gần đây, chương trình Thư giãn cuối tuần với nỗ lực mang tiếng cười sảng khoái đến với khán giả sau một tuần làm việc căng thẳng đã trở thành trung tâm chú ý của dư luận.
 
Chỉ mới lên sóng vài tập,Thư giãn cuối tuần đã nhận được thiện cảm và những phản hồi tích cực từ phía người xem, thậm chí còn hấp dẫn được khán giả nhỏ tuổi và giúp các em hạn chế những chiếc máy điện tử vô bổ. Đây là một chương trình bổ ích, phù hợp nhiều lứa tuổi, thời điểm phát sóng cũng rất hợp lý.
Có lẽ vì quá mong đợi vào một chương trình giải trí hấp dẫn nên khán giả đã bắt đầu có những biểu hiện mệt mỏi khi Thư giãn cuối tuần lên sóng được một thời gian dài. Chương trình có 3 phần, thời lượng 45-50 phút. Phần đầu là tiểu phẩm hài bám sát các vấn đề xã hội, phần cuối là các tiết mục hài với nhiều hương vị khác nhau của nghệ sĩ Nam, Bắc để đáp ứng các “gu” thưởng thức của khán giả cả nước.
 
Tuy nhiên, suốt thời gian qua, kịch bản của chương trình không có nhiều sáng tạo mà vẫn giữ nguyên “gu” chọc cười khán giả. “Ngoảnh đi ngoảnh lại” vẫn chỉ là những câu thoại gây cười một cách nhạt nhẽo chứ không mang tính nhân văn sâu sắc. Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến bảo vệ Thư giãn cuối tuần. Xét một cách khách quan, làm hài đâu dễ nếu không muốn nói là rất khó. Muốn làm được chương trình thú vị để tạo nên những tràng cười bổ ích thì việc tìm một kịch bản chất lượng cũng là điều vô cùng khó khăn trong khi tất cả các lĩnh vực nghệ thuật đều thiếu kịch bản hay.
 Diễn viên Công Lý và Vân Dung trong một tiểu phẩm hài.

Một khó khăn nữa đối với những người làm chương trình “mua tiếng cười” trên màn ảnh nhỏ chính là gu thưởng thức đa dạng của khán giả. Sự tương tác của nghệ sĩ hài hai miền Nam, Bắc dường như chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Nếu so với sân khấu hài thuần túy, hài truyền hình gặp nhiều khó khăn hơn vì ngoài yếu tố tạo ra tiếng cười còn phải đáp ứng được số đông khán giả với nhiều đối tượng, sở thích và gu thưởng thức của từng vùng miền. Cũng vì khác nhau về văn hóa và thói quen nên đôi khi khán giả miền này thì cười sảng khoái nhưng khán giả ở những vùng miền khác lại cho là vô bổ. Một thực tế có vẻ hơi phi lý mà chỉ những người trong cuộc mới thấu chính là việc mua tiếng cười còn khó hơn cả nước mắt.

Thư giãn cuối tuần nhận được nhiều phản hồi tích cực nhưng đang ở giai đoạn khó khăn. Đây là thời điểm người trong cuộc cần những ý tưởng sáng tạo để chương trình giải trí thú vị này không đi theo vết xe đổ của nhiều chương trình khác. Theo logic thường thấy của người trong cuộc, khi chương trình không đóng góp thêm được  gì thì nên dừng lại chứ không muốn làm lấy được. Suy cho cùng, khó khăn vẫn chỉ xoay quanh việc chúng ta “đói” kịch bản. Làm thế nào để nguồn kịch bản luôn dồi dào, phong phú thì có lẽ điều này vượt quá tầm kiểm soát của những người làm truyền hình. Thực tế là chúng ta không thiếu chất xám nhưng vấn đề đầu tư cho việc sáng tác kịch bản chất lượng lại thuộc về một phạm trù khác.

 

                                                                Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục