Khí thế lao động, sản xuất, tình yêu quê hương, làng bản được người xóm Ải chuyển tải qua những tiết mục ca múa đậm đà bản sắc.

Khí thế lao động, sản xuất, tình yêu quê hương, làng bản được người xóm Ải chuyển tải qua những tiết mục ca múa đậm đà bản sắc.

(HBĐT) - Bản Mường xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) vui náo nức trong ngày hội mùa xuân. Chúng tôi cảm nhận điều đó khi đi trên con đường bê tông trải rộng, thoáng đãng, thẳng băng tìm về nơi được xem là làng cổ xưa nhất của xứ sở Mường Bi xinh đẹp. Đây là nhịp cầu kiên cố bắc qua con suối hiền hòa chảy róc rách đêm ngày, kia là những chân ruộng mướt xanh màu của lúa, rau, ngô, sắn. Những ngôi nhà sàn còn sót lại theo lối kiến trúc của người Mường cổ nằm yên bình dưới bóng mát của rặng tre và những tán cau. Người già cười ngất ngư xem lũ trẻ trong xóm chạy quanh đụn rơm khô chơi trò đuổi bắt, chị em phụ nữ tập trung ở sân nhà văn hóa múa, hát, đánh cồng chiêng… Tất cả gợi lên nhịp xuân phơi phới trên bản Mường.

 

Chúng tôi bị thu hút bởi lời kể của ông Bùi Văn Dựng – Trưởng xóm Ải về những phong tục, tập quán đẹp còn được gìn giữ, nâng niu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân nơi đây từ nếp ăn, nếp ở đến lòng hiếu khách sẵn có. Ở đây, 100% hộ dân sống trong nếp nhà sàn, trong đó, khoảng 80% là nhà sàn kiến trúc cổ. Mọi công việc hàng ngày vẫn diễn ra theo nếp xưa như trồng trọt, chăn nuôi, sắn bắt, nấu rượu, đồ xôi, làm cỗ lá… Chị em phụ nữ biết làm nên những tấm vải, tự dệt nên tấm áo cho mình. Hầu hết người dân trong xóm đều biết chơi các trò chơi, môn thể thao dân tộc như đẩy gậy, ném còn, bắn nỏ, đánh mảng. Nhiều dụng cụ lao động sản xuất từ thời xa xưa vẫn được bà con lưu giữ đến giờ, hầu hết làm bằng tre nứa như nỏ, cung tên, khung dệt, đơm, dó…

 

Trong cuộc sống hôm nay, nghề nông vẫn là nghề mang lại thu nhập chính của 92 hộ dân trong xóm. Với diện tích đất nông nghiệp 22 ha, bà con đã cần mẫn khai hoang phục hóa, đẩy mạnh thâm canh, tích cực trồng rừng, áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào trồng trọt. Bên cạnh đó, chăn nuôi trâu, bò, lợn và gia cầm có bước phát triển giúp bà con có thêm phần tích lũy trong gia đình. Trong chăn nuôi luôn chú trọng thực hiện các biện pháp không gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái xanh - sạch - đẹp. Năm 2014, hộ nghèo trong xóm giảm còn 3 hộ, bình quân thu nhập 17 triệu đồng/người/năm.

 

Đáng kể là từ năm 2010 đến nay, được xây dựng là điểm du lịch cộng đồng, xóm Ải đã có những bước tiến đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cảnh sắc nguyên sơ của thiên nhiên, những giá trị văn hóa truyền thống được lưu giữ, văn hóa ẩm thực hấp dẫn… chính là “chìa khóa” để người dân Mường Ải tiếp cận nghề mới, nghề làm du lịch cộng đồng. Nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đã và đang thu được kết quả bước đầu: người dân có ý thức trong bảo tồn, phục dựng lại nhà sàn của người Mường cổ, khôi phục nghề dệt truyền thống, các làn điệu dân ca, một số trò chơi của dân tộc Mường có nguy cơ mai một cũng được xóm tái hiện sống động và thường xuyên, liên tục… Đặc biệt, đội văn nghệ xóm Ải đã được tỉnh, huyện quan tâm đầu tư chuyên môn, kỹ thuật, nhạc cụ và trang phục biểu diễn. Hiện nay, đội văn nghệ xóm có 24 thành viên, nòng cốt là hội viên chi hội phụ nữ và ĐV-TN xóm. Hàng năm, đội văn nghệ đã tổ chức hàng trăm buổi biểu diễn phục vụ các ngày lễ lớn và du khách đến khám phá cuộc sống của người dân. Đây còn là đội văn nghệ quần chúng của tỉnh, huyện thường xuyên tham gia giao lưu hay biểu diễn tại các chương trình giới thiệu quảng bá về văn hoá của người Mường Hoà Bình như Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc năm 2013, lễ hội đền Hùng, làng văn hoá du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội)...

 

Một mùa xuân mới đã về trên đất Mường cổ xóm Ải. Du khách giờ biết đến nhiều hơn về một bản Mường nhiều sức hút, đang phát huy lợi thế để phát triển đa dạng, bền vững hơn. Sức hút lôi cuốn đó một phần nhờ được thiên nhiên ban tặng, phần nhiều có được từ chính lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của nhân dân các dân tộc đưa điểm du lịch cộng đồng xóm Ải trở thành điểm đến hấp dẫn. Cuộc sống của người dân từ đây cũng ngày càng no ấm, hạnh phúc hơn.

 

 

 

 

                                                                         Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục