Thiếu nữ Mường Bi (Tân Lạc) 

rạng rỡ với trang phục truyền thống trong ngày lễ vu quy.

Thiếu nữ Mường Bi (Tân Lạc) rạng rỡ với trang phục truyền thống trong ngày lễ vu quy.

(HBĐT) - Tết này mế Hậu vui lắm! Mế vui một phần vì đã được chứng kiến 80 mùa hoa mận, hoa mơ nở rộ. Ra giêng mế và những bậc cao niên trong làng lại được ngồi trên hàng ghế danh dự để lãnh đạo Đảng, chính quyền xã và các thế hệ cháu con mừng thọ. Nhưng điều làm mế vui hơn là đứa cháu đích tôn đã công bố: ra giêng sẽ cưới vợ! ở tuổi này mới có cháu dâu mế vui lắm, muốn đi hết làng trên, xóm dưới để khoe đại hỉ, nhưng rồi mế lại tần ngần: Nhà khó biết làm thế nào để đám cưới cháu được bằng bạn, bằng bè. Cháu dâu của mế lại thuộc dòng dõi lang ậu, lấy đâu ra 9 trâu, 1 bò, vài ba con lợn, nồi đồng, vòng bạc... để đi xin cưới.

 

Người già vẫn luôn hằn sâu trong ký ức những chuyện xưa. Hiểu được nỗi lòng bà nội, cháu trai cười xuề: Giờ ai thách cưới bằng trâu, bò mế ơi. Đám cưới giờ nhẹ nhàng, văn minh lắm, xin cưới mà mang lễ vật rườm rà như thế là bị làng phạt đấy! Câu nói cháu trai có vẻ như phần nhiều dành để vỗ về suy nghĩ của bà nội đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng cũng phản ánh trung thực nếp sống văn hóa mới ở vùng đất cổ Mường Bi (Tân Lạc).

 

Trò chuyện với chúng tôi về cung cách giữ mạch nguồn văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội, chị Bùi Thị Tự, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tân Lạc không giấu niềm tự hào: Bằng việc thực hiện nghiêm túc phong trào   “Toàn dân đoàn kết xây   dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH), kết hợp với thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, nhiều năm qua chúng tôi đã khơi dòng để cho mạch nguồn văn hóa luôn tuôn chảy. Trong 10 năm (2005-2015), 100% xã, thị trấn đã tổ chức tuyên truyền bằng hình thức đa dạng, phong phú với gần 200 băng zôn, 180 khẩu hiệu và 265 tin, bài, phóng sự góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân trong thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, xây dựng làng, bản, KDC, cơ quan, trường học văn hóa. Đến nay đã có 100% xóm, KDC có quy ước, hương ước làng văn hóa có nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Từ đây, việc thực hiện nếp sống văn minh đã trở thành cuộc vận động lớn tạo sự chuyển biến tích cực trong cán bộ, viên chức, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện.

 

Riêng việc cưới, chuyện hệ trọng của mỗi gia đình, Đảng uỷ, chính quyền các xã, thị trấn đã chỉ đạo tới tất cả các chi bộ, ban, ngành, đoàn thể tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức, vận động hạn chế khách mời, thực hiện ăn cỗ trong phạm vi gia đình. Qua 10 năm tuyên truyền, vận động, đến nay đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Nhiều đám cưới đã hạn chế số lượng mâm cỗ và không dùng thuốc lá mời khách, đã có đám cưới tổ chức tiệc ngọt. Mỗi năm, trung bình trên địa bàn huyện có trên 800 đôi đăng ký kết hôn, các đôi đều thực hiện tốt các thủ tục kết hôn theo đúng quy định của pháp luật. Không cưới tảo hôn, làm thủ tục đăng ký trước khi kết hôn. Hầu hết các địa phương đã bỏ được các hủ tục rườm rà như thách cưới, dạm ngõ, cơi trầu lớn như trước đây. Thực hiện đăng ký kết hôn theo đúng Luật Hôn nhân và Gia đình, tự do hôn nhân, tự nguyện, tiến bộ một vợ, một chồng, không cưỡng hôn.

 

Đám cưới được tổ chức từ 1-1,5 ngày, ăn uống tiết kiệm, không phô trương hình thức gây lãng phí, tốn kém. Việc trang trí lễ cưới và trang phục cô dâu, chú rể trong lễ cưới của đoàn viên thanh niên lịch sự, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc. Gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, trật tự công cộng, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình tổ chức hôn lễ...

 

Theo số liệu thống kê của phòng Tư pháp huyện: Trong 10 năm trở lại đây có khoảng 9.000 cặp đến đăng ký kết hôn, số trường hợp vi phạm pháp luật và quy định của chính quyền cơ sở trong việc đăng ký kết hôn chỉ chiếm khoảng 5%. Việc cưới vừa đảm bảo thuần phong mỹ tục vừa đúng với đời sống văn hoá mới đã góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, gia đình ấm no, hạnh phúc.

 

                                                                               

 

                                                                           Thúy Hằng

 

 

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục