Hàng vạn người dân hướng về đền Hồng trong những ngày diễn ra lễ hội.

Hàng vạn người dân hướng về đền Hồng trong những ngày diễn ra lễ hội.

(HBĐT) - Câu ca: “Dù ai đi người về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười, tháng ba” được lưu truyền từ bao đời nay chính là lời nhắc nhở những người con đất Việt không được lãng quên cội nguồn. Mỗi tấm lòng, mỗi con người khi nhớ về nguồn cội là đã góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa lâu bền của dân tộc mà ông cha ta đã đổ biết bao công sức và xương máu gây dựng nên. Lắng đọng trong cuộc sống nhộn nhịp hôm nay, trong hành trình tháng 3, hàng triệu bước chân, ánh mắt, con tim của con Lạc, cháu Hồng cùng hướng về Đất Tổ thành kính một niềm tin thiêng liêng về cội nguồn dân tộc.

 

“Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba”

 

Phú Thọ có 326 di tích liên quan đến thời Hùng Vương, trong đó, đền Hùng là trung tâm thực hành tín ngưỡng lâu đời nhất và việc chọn ngày 10/3 (âm lịch) để thực hiện các nghi lễ trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được coi trọng từ triều đại phong kiến. Bản ngọc phả Hùng Vương do Hàn lâm viện, Trực học sỹ Nguyễn Cố soạn đời Hồng Đức Hậu Lê (năm 1470), hiện còn lưu tại Đền Hùng, có đoạn viết: “Từ thời nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần… rồi đến triều đại Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói, phụng thờ đấng Thánh Tổ xưa tại thôn Trung Nghĩa, làng Cổ Tích”. Đến năm 1917, triều đình nhà Nguyễn đã giao Bộ Lễ chính thức định ngày Quốc lễ - Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày 10/3 âm lịch hàng năm. Từ đây, ngày Quốc lễ được chính thức hóa bằng pháp luật.

 

Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 18/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22 cho công chức nghỉ ngày mùng 10/3 âm lịch hàng năm để tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương. Ngày 6/11/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82 về nghi lễ Nhà nước, trong đó quy định chi tiết về nghi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm. Đến ngày 11/4/2007, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh công bố Luật sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động, cho người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương để tham gia các hoạt động hướng về cội nguồn dân tộc. Niềm vui, niềm tự hào càng nhân lên gấp bội, khi ngày 6/12/2012, tổ chức UNESCO chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Mặc dù hồ sơ vinh danh của UNESCO có ghi rõ “Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương tại Phú Thọ”, nhưng trên thực tế, tín ngưỡng này được thực hành ở mọi miền của Tổ quốc, ở các cộng đồng người Việt đang sinh sống ở nước ngoài … tất cả cho thấy sức sống mãnh liệt, sự lan tỏa một cách nhanh chóng của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” trong văn hóa người Việt Nam.

 

Giỗ Tổ Hùng Vương -Lễ hội Đền Hùng năm Bính Thân 2016 sẽ diễn ra trong 5 ngày từ 12-16/4/2016 (tức từ ngày 6-10/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các xã, phường vùng ven Đền Hùng vói các hoạt động chính như: Dâng lễ vật Giỗ Tổ Hùng Vương; tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao; thi gói bánh chưng, giã bánh dầy; tham gia giải quần vợt hữu nghị Hùng Vương… Điểm nhấn của Lễ hội Đền Hùng năm nay là chương trình nghệ thuật với chủ đề "Linh thiêng nguồn cội - Đất Tổ Hùng Vương" diễn ra vào 20h ngày 12/4 và nghi lễ dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng vào sáng 16/4 tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng. Các hoạt động này sẽ được tổ chức trang nghiêm, trọng thể, mang tính cộng đồng, gắn với các hoạt động hội nhằm tiếp tục tôn vinh di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

 

Hành trình ý nghĩa hướng về nguồn cội

 

Hòa chung không khí linh thiêng của ngày Giỗ tổ Hùng Vương, ngày mà mọi trái tim dù đang sống và làm việc ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng – ngày mà khắp nơi nơi diễn ra các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước... Trong những ngày tháng 3 ý nghĩa, tuổi trẻ Báo Hòa Bình tham gia chương trình “Hành trình về nguồn” năm 2016 tại đất Tổ Vua Hùng cùng với 18 báo Đảng tỉnh, thành phố khu vực trung du, miền núi phía Bắc và Thủ đô Hà Nội. Đây là cơ hội để các nhà báo trẻ được tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất thiêng Phú Thọ; được tham gia vào chuỗi hoạt động ý nghĩa như: Dâng hương, trồng cây lưu niệm và tri ân công đức các vua Hùng tại khu di tích lịch sử Quốc gia đền Hùng; thăm quan đền thờ Ngô Quang Bích và di tích cột cờ Ngô Hưng Hóa (huyện Tam Nông); trao tặng 100 suất học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi và hai con bò cái sinh sản cho 2 hộ nghèo của huyện với tổng trị giá gần 100 triệu đồng. Với mong mỏi các em học sinh và các gia đình nỗ lực vươn lên trong cuộc sống… Hành trình đã để lại dấu ấn đẹp, sự gắn kết, trải nghiệm, giao lưu học hỏi, chia sẻ yêu thương, hành động vì cộng đồng.

 

 

Tuổi trẻ báo Hoà Bình tìm hiểu thông tin, ghi nhớ lờ Bác căn dặn “ Các Vua Hùng đã có công giữ nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” tại đền thờ Vua Hùng.

 

Đặc biệt, tại Đất Tổ - nơi cội nguồn của dân tộc, mỗi ĐVTN lại được thành kính thắp nén hương thơm dâng lên các Vua Hùng, tri ân công đức tổ tiên đã lập nên Nhà nước Văn Lang. Phú Thọ -  Đất Tổ - Vua Hùng, vùng đất thanh bình mà linh thiêng, nơi làn điệu Xoan, câu Ghẹo rộn ràng tưởng nhớ, tri ân công đức tổ tiên, lòng tự hỏi có nơi đâu như đất nước mình, khi hai tiếng cội nguồn đã hóa thành sức sống phi thường, bất tử, trải ngàn đời qua phong ba, bão tố vẫn trường tồn một khát vọng tâm linh để muôn đời cháu, con ngưỡng vọng... Từ đó tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ hôm nay khắc ghi lời dạy của Bác “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước” và quyết tâm giữ vững tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Đối với tuổi trẻ báo Đảng chúng tôi hành trình về Đất Tổ như tiếp thêm bầu nhiệt huyết để tiếp tục những hành trình ý nghĩa, hành trình giúp chúng chúng tôi có cái nhìn và góc tiếp cận mới mẻ hơn trong nghề…

 

 

                                                                 Hồng Duyên

 

 

Các tin khác


Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục