Dự án Quảng trường Trung tâm hành chính tỉnh đang được đẩy nhanh tiến độ thi công  đảm bảo kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm.

Dự án Quảng trường Trung tâm hành chính tỉnh đang được đẩy nhanh tiến độ thi công đảm bảo kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm.

(HBĐT) - Theo kế hoạch, đến trung tuần tháng 11/2016, tỉnh ta sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh (1886 - 2016), 25 năm thành lập tỉnh (1991 - 2016) và Lễ hội Chiêng Mường tỉnh lần thứ 2 năm 2016 (gọi tắt là Lễ kỷ niệm). Nhân dịp này, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Lễ kỷ niệm về công tác chuẩn bị và những hoạt động bên lề.

 

PV: Xin đồng chí cho biết mục đích, yêu cầu của việc tổ chức lễ kỷ niệm?  

Đồng chí Bùi Văn Cửu: Lễ kỷ niệm là một sự kiện chính trị, văn hóa quy mô lớn của tỉnh, nhằm ôn lại truyền thống lịch sử cách mạng, tinh thần yêu nước, sự đoàn kết nhất trí, niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh về những thành tựu qua chặng đường 130 năm xây dựng và phát triển. Qua đó nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc và di sản văn hóa quốc gia nhằm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội nghị lần thứ 9- Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Chương trình hành động số 27- CT/TU của Tỉnh ủy Hòa Bình về Xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam phát triển đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước; thể hiện quyết tâm của cả hệ thống chính trị và hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân các dân các dân tộc trong tỉnh. Đây cũng là dịp giao lưu, học tập và tăng cường mối đoàn kết của nhân dân các dân tộc trong tỉnh và các đoàn tỉnh bạn. Thông qua các hoạt động chào mừng Kỷ niệm và Lễ hội nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân và quảng bá tiềm năng du lịch của địa phương, thu hút bạn bè và du khách trong nước và quốc tế đến với Hòa Bình. 

Lễ kỷ niệm được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, có mời một số tỉnh bạn có cộng đồng dân tộc Mường sinh sống tham gia, yêu cầu Lễ kỷ niệm được tổ chức trang trọng, quy mô gắn với các sự kiện chính trị, văn hóa của địa phương, đảm bảo tính thống nhất trong công tác chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự hỗ trợ của các cơ quan Trung ương, sự tham gia của các tỉnh bạn và sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh với mục tiêu hiệu quả, an toàn, tiết kiệm, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Các chương trình tham gia Lễ kỷ niệm phải được chuẩn bị chu đáo, dàn dựng công phu, có nội dung đặc sắc và có tỉnh nghệ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.  

PV: Kính Lễ kỷ niệm có những nội dung đặc sắc, điểm nhấn nào thưa đồng chí ?  

Đồng chí Bùi Văn Cửu: Trước Lễ kỷ niệm có các hoạt động chào mừng như: Phát động các phong trào thi đua trong toàn tỉnh hướng tới Lễ kỷ niệm; phát động cuộc thi tìm hiểu lịch sử 130 năm thành lập tỉnh và phát hành ấn phẩm hỏi - đáp về lịch sử tỉnh Hòa Bình, khuyến khích phát hiện tư liệu lịch sử tỉnh Hòa Bình trước năm 1886; tổ chức xét giải thưởng văn học- nghệ thuật tỉnh giai đoạn 2011- 2015; phát động cuộc thi sáng tác triển lãm tranh, ảnh thời sự nghệ thuật và thành tựu KT-XH, QP-AN và xuất bản ấn phẩm ảnh thời sự nghệ thuật; tổ chức cuộc thi sáng tác mẫu quà tặng, ấn phẩm lưu niệm du lịch tỉnh; cuộc thi sáng tác mẫu huy hiệu Vì sự nghiệp phát triển tỉnh Hòa Bình; tổ chức giải quần vợt tỉnh mở rộng; đăng cai tổ chức liên hoan âm nhạc các tỉnh phía Bắc; triển lãm trưng bày của Hội sinh vật cảnh tỉnh.

Đặc biệt, trong dịp Lễ kỷ niệm nhiều nội dung đặc sắc như: Tổ chức triển lãm thành tựu KT-XH; hội chợ thương mại và tái hiện chợ vùng cao; trưng bày hiện vật Bảo tàng; triển lãm mẫu sản phẩm và ấn phẩm du lịch; triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật, thời sự; lễ hội Cam Cao Phong; liên hoan trình tấu chiêng; hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại du lịch. Trong ngày tổ chức Lễ kỷ niệm sẽ tổ chức lễ dâng hương Tượng đài Bác Hồ; diễu hành chiêng và lễ hội đường phố gồm 1.500 nghệ nhân thuộc 11 huyện, thành phố và các đoàn nghệ nhân tỉnh bạn. Lễ kỷ niệm được tổ chức tại Quảng trường trung tâm hành chính tỉnh và sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình T.ư với 2 phần lễ và hội; kết thúc lễ kỷ niệm sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp.  

PV: Đồng chí  đánh giá thế nào về công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm đến thời điểm này?  

Đồng chí Bùi Văn Cửu: Ban tổ chức Lễ kỷ niệm đã ban hành Kế hoạch số 26/KH-BTC ngày 8/3/2016 kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2 năm 2016. Trong Kế hoạch đã có lộ trình cụ thể tổ chức các hoạt động và Lễ kỷ niệm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên BTC, cơ quan, đơn vị và các huyện, thành phố tổ chức thực hiện. Đến thời điểm này, căn cứ nhiệm vụ được phân công, các đơn vị cũng đã xây dựng kế hoạch, phương án, chương trình, kịch bản riêng để thuận lợi hơn trong quá trình tổ chức thực hiện. Tôi tin tưởng rằng, với sự chỉ đạo sát sao của BTV Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương và sự ủng hộ của nhân dân chắc chắn, Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2 năm 2016 sẽ góp phần khơi lại truyền thống lịch sử cách mạng, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc, quảng bá tiềm năng du lịch địa phương và để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân trong và ngoài tỉnh.  

PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!   

                                                         Hương Lan (thực hiện)

 

 

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục