(HBĐT) - Giờ đây, cùng với những cánh đồng lúa tít tắp mang dấu ấn của tiến trình dồn điền, đổi thửa (DĐ,ĐT), trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng trồng cây ăn quả có múi, vùng nhãn, rau tập trung, góp phần tạo nên những thửa ruộng, khu vườn có diện tích lớn hơn, thuận lợi cho canh tác, hoạt động chứng nhận vùng sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP, hữu cơ. 
Bài 2 - Tháo gỡ những vướng mắc trong dồn điền, đổi thửa




Dồn điền, đổi thửa để đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng thôn Bất, xã Hợp Tiến (Kim Bôi). 

Tiêu biểu như vùng dưa, bí lấy hạt của huyện Kim Bôi, vùng bí xanh của huyện Yên Thủy, vùng cây ăn quả có múi ở huyện Cao Phong, Lương Sơn, Tân Lạc... Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai, công tác DĐ,ĐT còn bộc lộ hạn chế và những khó khăn nhất định.

Dồn điền, đổi thửa chưa quyết liệt

Đó là thực trạng còn xảy ra ở khá nhiều địa phương trong triển khai, thực hiện cụ thể hóa Kế hoạch số 141/KH-UBND. Thực tiễn cho thấy, nếu với cách làm bài bản, học tập kinh nghiệm từ mô hình DĐ,ĐT đã thành công ở huyện Yên Thủy, công tác DĐ,ĐT sẽ trên đà nhân rộng, phát huy hiệu quả. Đơn cử tại huyện Lạc Thủy, trong 2 năm gần đây đã tích cực kiện toàn bộ máy thực hiện DĐ,ĐT, rà soát hiện trạng, phân hạng đất đến từng thửa ruộng, xứ đồng, quy hoạch các khu sản xuất tập trung đến năm 2025 của xã đến từng thôn. Bên cạnh đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể tập trung chỉ đạo, tuyên truyền, vận động Nhân dân thấy được lợi ích, sự cần thiết phải dồn thửa, đổi ruộng để thực hiện theo phương châm kiên quyết, kiên trì, chặt chẽ, từng bước, nhất quán, đảm bảo lợi ích chung của đa số người dân, ổn định ANCT - TTATXH và đoàn kết trong nông thôn. Mọi công việc liên quan đến DĐ,ĐT Nhân dân đều được biết, tham gia bàn bạc, thống nhất. UBND các xã, thị trấn đóng vai trò kiến tạo, phục vụ, hỗ trợ người dân thực hiện. Giai đoạn 2019 - 2020, huyện đã tổ chức nhân rộng ở các xã đã đăng ký. Kết quả đến nay đã DĐ,ĐT được 130,61 ha. Các xã làm tốt công tác này như thị trấn Chi Nê dồn, đổi 86,4 ha, xã An Bình 15 ha...

Một số hạn chế khác trong thực hiện DĐ,ĐT như việc dồn, đổi mới tập trung chủ yếu ở những diện tích bằng phẳng, có khả năng cải tạo mặt bằng, chưa quan tâm, nhân rộng áp dụng hình thức "đổi thửa nhưng không dồn điền", hoặc "dồn điền nhưng không đổi thửa". Mặt khác, việc dồn, đổi mới chỉ thực hiện phần nhiều trên diện tích sản xuất lúa, chưa triển khai mạnh trên diện tích cây màu, cây ăn quả.

Một thực tế gặp phải trong công tác DĐ,ĐT là có những trường hợp đã thực hiện, nhưng tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ sau dồn, đổi chậm. Có vùng do phân hạng nhiều loại đất, hệ thống thủy lợi tưới tiêu không đồng bộ, hệ thống giao thông nội đồng đi lại khó khăn nên khó DĐ,ĐT... Thêm vào đó, chính sách hỗ trợ cho các hoạt động này chưa có, dẫn đến tiến độ chậm. Nhiều địa phương khó khăn về nguồn vốn thực hiện, nhất là chi phí trích đo bản đồ, cấp đổi sổ, cải tạo kênh mương, giao thông nội đồng.

Đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ dồn điền, đổi thửa

DĐ,ĐT đã, đang tích cực đóng góp cho việc áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. UBND tỉnh đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có 50% xã thực hiện, đến năm 2025 có 60% xã hoàn thành cơ bản việc DĐ,ĐT, tương ứng với khoảng 18% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Số thửa ruộng bình quân/hộ sau khi dồn, đổi giảm từ 7-9 thửa, còn 1-3 thửa. Quỹ đất công ích dành cho mục đích phát triển hạ tầng, khu dân cư được quy hoạch tập trung theo yêu cầu xây dựng NTM.

UBND tỉnh đã phê duyệt, ban hành các quy hoạch, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, trồng trọt tập trung của tỉnh. Công tác DĐ,ĐT cũng được thể chế, triển khai thực hiện trong đề án xây dựng NTM của các địa phương. Kinh phí phục vụ trong DĐ,ĐT được sử dụng kết hợp từ Đề án xây dựng NTM, kinh phí bảo vệ, phát triển đất trồng lúa, sử dụng chủ yếu cho công tác đo đạc, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), xây dựng hệ thống giao thông, kênh mương nội đồng.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, để chủ trương DĐ,ĐT của Đảng, Nhà nước trở thành động lực mới trong sản xuất, tạo bước đột phá trong quy hoạch NTM và tiền đề cho nông nghiệp hàng hóa có giá trị, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, phát triển KT-XH khu vực nông thôn, cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó, các huyện, thành phố tăng cường tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức để Nhân dân hiểu, tham gia, hưởng ứng thực hiện. Chú trọng kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện DĐ,ĐT các cấp sau sắp xếp các đơn vị hành chính trên địa bàn, để thuận lợi cho việc triển khai. Trên cơ sở Kế hoạch số 141/KH-UBND, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch DĐ,ĐT và triển khai thực hiện theo tiến độ đã phê duyệt. Quan tâm bố trí, lồng ghép các nguồn vốn, chương trình, dự án thực hiện công tác DĐ,ĐT, có cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí thực hiện, kịp thời hoàn chỉnh việc cấp đổi GCNQSDĐ cho các hộ, sau khi đã thực hiện xong DĐ,ĐT. Chú trọng xã hội hóa việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng phù hợp với quy mô dồn, đổi, đảm bảo thu hút doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất theo chuỗi sản xuất khép kín. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trên địa bàn (Phòng NN& PTNT, Phòng TN&MT) đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch DĐ,ĐT ở địa phương, hướng dẫn, tổ chức lại sản xuất sau dồn, đổi, thực hiện việc cấp lại GCNQSDĐ cho các hộ sau khi đã thực hiện DĐ,ĐT.


 Bùi Minh

Các tin khác


Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 1 - Các cơ quan chức năng đề nghị điều chỉnh quy mô xây dựng chùa Hòa Bình

Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh về việc xem xét, kiểm tra, rà soát các nội dung liên quan đến công tác quy hoạch, thu hồi đất để thực hiện xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh chùa Hòa Bình tại đồi Ba Vành, thuộc tổ 8, phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình (TPHB), ngày 19/1/2024, Sở Xây dựng (SXD) đã tổ chức họp với các sở, ngành, UBND TPHB và Ban trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) tỉnh. Sau cuộc họp, các sở, ngành, UBND TPHB đã đưa ra những kiến nghị với UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy mô xây dựng chùa Hòa Bình.

Thiêng liêng ngày hội tòng quân

Không phải tiếng trống giục giã, cũng không phải ngọn đuốc thắp lên bằng ngọn lửa truyền thống, mà chính nhiệt huyết của tuổi trẻ mới là thứ làm bùng lên không khí thiêng liêng trong ngày hội tòng quân năm 2024. Đây chính là ngày hội của tuổi trẻ, của thanh niên ưu tú - những người đã biết đặt Tổ quốc ở trong tim...

Chuyện về nhạc phẩm “Lá thư DK” trên biển

Trong một đêm cuối năm Quý Mão 2023, con tàu Trường Sa 04 bền bỉ đè sóng tiến về phía bãi cạn Cà Mau, nơi có nhà giàn DK1/10… Bỗng trong tiếng sóng biển ầm ào và gió thổi ràn rạt dọc các boong tàu, vẳng tiếng đàn ghi ta và tiếng hát của một vài chiến sĩ hải quân. Tiếng đàn thánh thót và da diết của Trung tá Trịnh Văn Nghị, Chính trị viên phó Tiểu đoàn DK1 hòa vào giọng hát khá tình cảm của nhóm cán bộ, chiến sĩ trên tầng 3 con tàu: "Anh kể lại nơi anh những lúc biển cuồng phong/ Biển giận dữ hung tàn quá đỗi/ Nhà giàn kiên trung giữ vững thềm lục địa/ Như tình anh yêu em, tình yêu bất tận…”. Các anh đang tập bài hát mới "Lá thư DK” của ca sĩ, nhạc sĩ, Phó đoàn Nghệ thuật Bông Sen (TP Hồ Chí Minh), thành viên của đoàn sáng tác trong chuyến hải trình DK1…

Huyện Lạc Thủy: Ước vọng đầu Xuân mới

Mùa Xuân đến mang theo hơi ấm của đất trời, đem đến sức sống mới cho vạn vật. Đó cũng là thời điểm cảm xúc của mỗi người lại trào dâng với niềm tự hào, tin tưởng, đoàn kết một lòng đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Xuân mới, niềm tin khát vọng mới, bao dự định được gửi gắm, thôi thúc mỗi chúng ta cố gắng phấn đấu vươn lên, xây dựng quê hương Lạc Thủy giàu đẹp.

Người góp phần nâng tầm sản phẩm mang giá trị văn hoá Hoà Bình

Quá trình công tác nhiều năm trong cơ quan nhà nước của tỉnh, chị Hoàng Việt Hà (TP Hoà Bình) có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu về lĩnh vực văn hoá, từ đó nuôi dưỡng tình yêu ngày càng lớn đối với văn hoá bản địa. Đây được xem là cơ duyên để năm 2022, sau dự định ấp ủ, chị đứng ra mở cửa hàng quà tặng với tên gọi Hoa Đất Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục