(HBĐT) - Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có vai trò quan trọng về AN-QP. Những chiến sỹ của đảo tiếp nối truyền thống cha anh, bằng ý chí sắt đá, quả cảm, luôn vững vàng canh giữ biển, đảo quê hương. Đồng thời, hỗ trợ, giúp đỡ chính quyền, Nhân dân từng bước phát triển về mọi mặt KT-XH.


Một góc đảo Cồn Cỏ hôm nay.

Đảo Cồn Cỏ nhiều năm nay có nhiều đổi thay. Những tuyến đường bê tông đang được mở rộng, nối dài. Trên đảo có nhiều đơn vị thuộc Vùng 3 Hải quân đứng chân. Cùng với thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, chiến sỹ (CB,CS) luôn chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị nắm chắc tình hình, tổ chức tuần tra, kiểm soát biển, đảo; bảo vệ các ngày lễ, Tết, các sự kiện diễn ra trên đảo; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo, đấu tranh, ngăn chặn, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật.

Đại tá Võ Văn Tuyến, Phó Tư lệnh Vùng 3 Hải quân cho biết: CB,CS, lực lượng vũ trang trên đảo kế thừa, phát huy truyền thống anh hùng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đồng thời, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Bên cạnh đó, CB,CS cũng luôn được quán triệt thực hiện tốt phương châm "gần dân, hiểu dân, gắn bó mật thiết với Nhân dân”.

CB,CS thường xuyên bám nắm địa bàn, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, vận động Nhân dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, sẵn sàng giúp Nhân dân khi khó khăn… CB,CS thường xuyên đến từng hộ động viên, thăm hỏi, hướng dẫn Nhân dân cách làm ăn…, tạo điều kiện cho người dân yên tâm sinh sống.

Ðảo Cồn Cỏ ở độ cao trung bình từ 7 - 10 m so với mực nước biển. Ðảo có ngư trường khoảng 9.000 km2, với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế. Suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, đảo Cồn Cỏ là nơi trung chuyển người, lương thực, vũ khí vào chiến trường miền Nam. Do nằm trên vĩ tuyến 17, nên đảo Cồn Cỏ được coi là "mắt thần” trên biển Đông.

Tháng 4/2018, tỉnh Quảng Trị đã khai trương tuyến du lịch đảo Cồn Cỏ. Với lợi thế là một hòn đảo hoang sơ, diện tích rừng che phủ đến 80%, đa dạng sinh học biển và rừng. Những năm gần đây, Cồn Cỏ đang định hướng tập trung phát triển kinh tế, thu hút khách du lịch đến đảo.

Đồng chí Trương Khắc Trưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Cồn Cỏ cho biết: Năm 2019, huyện đã làm tốt công tác quy hoạch, tập trung từng bước xác lập cơ cấu kinh tế theo hướng du lịch - thủy sản, phát triển KT-XH đi đôi với đảm bảo QP-AN. Thống kê trong năm vừa qua, tổng nguồn vốn đầu tư xã hội gần 53 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách của huyện đạt hơn 29 tỷ đồng; thu hút lượng khách đông đảo, với gần 6.300 người đến thăm quan, doanh thu du lịch đạt gần 7,5 tỷ đồng; khai thác thủy sản trên 5.550 tấn; thu nhập bình quân đạt gần 44 triệu đồng/người/năm.

Năm 2020, huyện đảo Cồn Cỏ phấn đấu thu hút trên 8.500 lượt khách du lịch, thu nhập bình quân của người dân tăng 8% trở lên. Từng bước hoàn thiện tuyến giao thông giữa đảo và đất liền, có thêm từ 2 - 3 tàu vận tải hành khách.

Hiện, Cồn Cỏ đang kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch, đóng mới đội tàu du lịch để kết nối đất liền với Cồn Cỏ. Cùng với đó, chú trọng phát triển các loại hình du lịch như lặn biển ngắm san hô, thăm quan khu rừng đặc dụng và các loài sinh vật cảnh đặc trưng. Đảo Cồn Cỏ cũng được kết nối với Cửa Việt và Cửa Tùng để tạo thành "tam giác" du lịch biển, qua đó, đưa du lịch thành ngành mũi nhọn của địa phương.


Hồng Trung


Các tin khác


Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục