Bài 1: Hành động để người dân hưởng thụ thành quả đổi mới
(HBĐT) - Tư duy đổi mới, hành động cụ thể, vận dụng sáng tạo các chủ trương, nghị quyết (NQ) của Đảng phù hợp đã tạo ra chuyển biến mạnh mẽ và thực chất ở hầu hết các lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị, phát triển KT-XH của tỉnh là những "điểm sáng” trong nhiệm kỳ 2015 - 2020. Những nút thắt cản trở sự phát triển của tỉnh đang dần được tháo gỡ. Các tiềm năng, lợi thế từng bước được khai thác hiệu quả, diện mạo đô thị, nông thôn biến đổi sâu sắc. Người dân được tiếp cận và hưởng thụ thành quả đổi mới.

>> Bài 2 - Quyết tâm mới, hướng đến mục tiêu cao hơn 



 

Đường 435 Bình Thanh - Suối Hoa đưa vào khai thác mở ra cơ hội thu hút đầu tư vào hồ Hòa Bình. 

Đảng bộ tỉnh đã thực hiện nghiêm túc chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Trung ươngvào điều kiện cụ thể để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đem lại hiệu quảtrên nhiều lĩnh vực KT-XH, xây dựng hệ thống chính trị và QP-AN. Các cấp ủy, cơ quan, đơn vị đã xây dựng các nghị quyết, chương trình hành động cụ thể, khắc phục tình trạng giao việc chung chung, thực hiện kiểm tra, đôn đốc, lấy việc thực hiện các chỉ tiêu NQ để đánh giá năng lựctổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị. Từ đó, đã tạo được chuyển biến mạnh mẽ đưa nhanh NQcủa Đảng vào cuộc sống. Thông qua đó, có nhiều cách làm hiệu quả trong đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị. 

Trong đó, Đảng bộ huyện Lạc Sơn đã đề cao vai trò của người đứng đầu cấp ủy cơ sở, tập trung thực hiện tốt công tác GPMB hồ chứa nước Cánh Tạng - công trình trọng điểm của T.Ư và của tỉnh với số lượng hộ dân bị ảnh hưởng chỉsau thủy điện Hòa Bình và nhiều công trình, dự án quan trọng trên địa bàn. Nhiều năm qua, tình hình ANCT, TTATXH được giữ vững, Đảng bộ huyện không có khiến nại, tố cáo phức tạp, vượt cấp. Đảng bộ huyện Yên Thủy chỉ đạo thành công dồn điền đổi thửa gắn với quy hoạch đồng ruộng, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng, lựa chọn được những cây trồng thế mạnh, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, mở ra cơ hội lớn nâng cao thu nhập bền vững cho người dân. Đảng bộ huyện Lương Sơn lãnh đạo hoàn thành2 nhiệm vụ quan trọng là xây dựng NTM và xây dựng thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng đạt tiêu chí độ thị loại IV, về trước Nghị quyết của Tỉnh ủy 1 năm. Huyện đi đầu trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo, thu ngân sách Nhà nước... 

Với sự tập trung nguồn lực, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, nhiều dự án quan trọng có sức lan tỏa mở ra lợi thế cạnh trạnh, thu hút đầu tư, xóa đói giảm nghèo được đưa vào khai thác, tạo động lực phát triển mạnh mẽ. Năm 2018, tuyến đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình chính thức thông xe và đưa vào khai thác, trung tâm TP Hòa Bình chỉ còn cách Thủ đô Hà Nội khoảng 1 giờ xe chạy, mở ra những cơ hội rất lớn thu hút đầu tư vào tỉnh. Hàng loạt các dự án đầu tư đã khởi động và triển khai trên địa bàn vào các lĩnh vực đô thị, thương mại, dịch vụ, công nghiệp. Dự án đường 435 ( Bình Thanh - Suối Hoa) hoàn thành vượt tiến độ 4 tháng, đã có hàng loạtdự án đầu tư với số vốn lên tới hàng nghìn tỷ đồng, hứa hẹn nơi đây sẽ trở thành trung tâm du lịch hồ Hòa Bình với các sản phẩm du lịch đặc trưng, có sức hút du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng, trải nghiệm phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hưởng thụ các dịch vụ cao cấp, du lịch cộng đồng mang đậm bản sắc dân tộc, tạo sinh kế bền vững cho đời sống bà con. Nhiều dự án như: Cầu Hòa Bình 2, đường kết nối QL 6 với đường Chi Lăng, đường kết nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 12B đi quốc lộ 1… được đầu tư xây dựng,đang gấp rút triển khai hoàn thành trong nay mai, góp phần mở ra lợi thế cạnh tranh, phát triển không gian đô thị, thương mại, nông nghiệp, cải thiện dân sinh.

Các công trình phúc lợi vươn tới vùng khó khăn, khỏa lấp khó khăn cách trở, mở ra những cơ hội tiếp cận với chủ trương, chính sách của Đảng cho người dân. Các xóm, bản vùng sâu, vùng xa đã chuyển mình thức giấc, người dân được hỗ trợ tiếp cận với các chính sách an sinh xã hội, BHYT, giáo dục. Đồng chí Bùi Văn Phong, Phó Bí thư TT Đảng ủy xã Ngổ Luông (Tân Lạc) thông báo: Tuyến đường liên huyện vùng cao Tân Lạc - Lạc Sơn qua địa bàn xã Ngổ Luông đã được khởi động trở lại, cơ bản thông từ xã Quyết Chiến đến trung tâm xã Ngổ Luông (dài khoảng 12 km). Xã có điều kiện giao thương, phát triển cây su su, loại cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng. Sản phẩm ngọn, quả su su cũng như nông sản đặc thù của Ngổ Luông dễ tiêu thụ với giá cả cao hơn. Đà Bắc - huyện khó khăn bậc nhất của tỉnh cũngđang chuyển mình mạnh mẽ khi tìm thấy hướng phát triển nghề nuôi cá lồng bè, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, phát triển du lịch cộng đồng.

Các NQ của Tỉnh ủy đã đi vào thực tiễn, tạo chuyển biến rõ rệt trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp của tỉnh. Đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Nông nghiệp tiếp tục khẳng định là trụ đỡ của nông thôn, tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp đạt khoảng 4,1%/năm. Cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả, giá trị bền vững. Nhiều vùng sản xuất hàng hóa tại các huyện Lạc Thủy, Lương Sơn, Tân Lạc, Cao Phong đã hình thành phát triển theo chuỗi giá trị. Tỉnhcó những nông sản có lợi thế như: Cam, bưởi, nhãn, su su, lợn bản địa, gà đồi, cá lòng hồ đã tiếp cận được với các thị trường ngoại tỉnh, thị trường Hà Nội được người tiêu dùng đánh giá cao. Chương trình xây dựng NTM đạt kết quả quan trọng. Đến hết năm 2020, tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, 43,3% số xã đạt 19 tiêu chí NTM, hoàn thành trước 1 năm so với nhiệm vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, đứng đầu các tỉnh Tây Bắc và đứng thứ 3 các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc về xây dựng NTM.

Nhiệm kỳ 2015 - 2020 là nhiệm kỳ có nhiều khó khăn, thử thách song lại ghi nhận sự những dấu ấn trong đổi mới trong tư duy, cách làm, tập trung giải quyết những khó khăn, nút thắt cản trở sự phát triển, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các NQ của Đảng với việc hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, quy mô nền kinh tế được mở rộng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 63,8 triệu đồng, gấp 1,6 lần so với năm 2015, cao hơn trung bình khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và bằng khoảng 92% GDP bình quân đầu người của cả nước. Hộ nghèo giảm 3,16%/năm, còn 8,56%. Đặc biệt, tỉnh đã tập trung lãnh đạo hoàn thành các chỉ tiêu khó đạt của NQ đại hội XVI như: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội; số doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập, hoạt động có hiệu quả; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu; tỷ lệ đô thị hóa; tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM... Hòa Bình là tỉnh đi đầu trong thực hiện NQ T.Ư 6 (khóa XII), NQ số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị, NQ số 830/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Toàn tỉnh giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện; giảm 59/210 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 28,1% (đứng đầu cả nước về giảm đơn vị hành chính cấp xã), bảo đảm bộ máy của hệ thống chính trị tin gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cùng với các giải pháp phát triển đô thị, tỉnh đã chỉ đạo hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đạt về tỷ lệ đô thị hóa - một trong 5 chỉ tiêu khó đạt của NQ Đại hội XVI. Việc sắp xếp đơn vị hành chính bảo đảm tiến độ, mục tiêu đề ra, đồng thời góp phần cơ cấu nguồn cán bộ dồi dào, năng lực phẩm chất tốt để nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Những vị trí chủ chốt được lựa chọn đều là những đồng chí có đủ năng lực, phẩm chất, uy tín và tín nhiệm cao trong đảng viên và Nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh được bảo tồn và phát triển. Mo Mường và nghệ thuật chiêng Mường được công nhận là di sản văn hóa phi vật thế cấp quốc gia; Chính phủ đã chủ trương lập hồ sơ trình UNESCO công nhận mo Mường là di văn hóa phi vật thể nhân loại; tỉnh đã hoàn thành xây dựng bộ chữ Mường, xây dựng tài liệu đưa vào giảng dạy… Những kết quả quan trọng này, tạo hành trang để tỉnh vững bước vào công cuộc đổi mới, vì chất lượng cuộc sống người dân ngày một tốt hơn. 

 

Nhóm PV Phòng Xây dựng Đảng - Nội chính

 

Các tin khác


Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục