Trở về từ Libi, anh Hoàng Ngọc Thanh ở xóm Gò Chè, xã Hợp Kim (Kim Bôi) tiếp tục mưu sinh với nghề bán hàng rong.

Trở về từ Libi, anh Hoàng Ngọc Thanh ở xóm Gò Chè, xã Hợp Kim (Kim Bôi) tiếp tục mưu sinh với nghề bán hàng rong.

(HBĐT) - Dù đã hơn 2 tuần nay được sống trong niềm vui đoàn tụ sau những ngày chạy loạn ở xứ người nhưng trong tâm trí anh Hoàng Ngọc Thanh ở xóm Gò Chè, xã Hợp Kim vẫn luôn đau đáu gánh lo nợ nần cho chuyến xuất ngoại không may mắn. Đó cũng là tâm trạng chung của hầu hết số lao động trên địa bàn tỉnh và gần 20 lao động của huyện Kim Bôi vừa trở về từ Libi nói riêng.

 

Qua nỗi sợ đến... nỗi lo

 

“Chỉ khi đặt chân xuống đến sân bay Nội Bài, chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm, biết là mình còn sống để trở về nhà”, niềm vui đoàn tụ vẫn còn hiện rõ trên khuôn mặt góc cạnh đen sạm nắng gió ở nơi xứ người của người đàn ông ngồi trước mặt đã làm chúng tôi tin cảm giác đó là thật. Tính ra, cuộc chạy loạn của những lao động ở Kim Bôi cùng hàng nghìn người lao động trong cả nước từ Libi về nước kéo dài trong khoảng 15 ngày. “Đó là 15 ngày khủng khiếp nhất trong cuộc đời, lúc nào cũng có cảm giác sợ hãi, luôn sống trong cảnh thiếu thốn khổ sở. Hàng nghìn con người phải dè sẻn thức ăn, nước uống cho từng ngày”. Anh Quách Văn Hưng, một lao động từ Libi về cho biết. Theo thông tin chúng tôi nhận được, tính đến ngày 13/3, trên địa bàn huyện Kim Bôi đã có 15 người lao động từ Libi về đến địa phương, ngoài 13 người ở xã Hợp Kim còn có 2 người ở xã Bắc Sơn và 1 người đang trên đường về bằng tàu biển.   

 

“Ở một xã nghèo, ruộng đất ít, không có ngành nghề phụ như ở Hợp Kim  nếu không đi làm ăn xa, chỉ còn cách đi xuất khẩu lao động theo diện lao động phổ thông. Tuy thu nhập thấp nhưng so với ở nhà cũng còn khá hơn. Ít nhất sau 2 năm đi xuất khẩu lao động cũng dành được tí vốn về làm ăn” Trưởng Công an xã Hợp Kim Bùi Đăng Ninh nhấn mạnh. Chung quan điểm, suy nghĩ đó nên ở thời điểm từ giữa đến cuối năm 2010, ngoài anh Hoàng Ngọc Thanh, cả xã Hợp Kim có đến 17 người tham gia đi xuất khẩu lao động ở Libi, trong đó có 3 người về nước trước khi xảy ra bất ổn chính trị. Số này tính trên địa bàn toàn huyện Kim Bôi cũng có trên dưới 20 người đi xuất khẩu lao động tại Libi. Trong đó, riêng nhà anh Thanh có đến 3 người, ngoài anh Thanh còn có anh Hoàng Đình Thiện sinh năm 1967, em trai và Hoàng Thế Đạt, sinh năm 1985, là cháu ruột. “Vì là lao động phổ thông nên qua bên đấy làm việc, so với lao động có nghề thấp hơn nhiều nên từ khi sang bên đấy đến khi phải chạy về nước do tình hình chính trị bất ổn là 7 tháng nhưng cũng chỉ gửi được tiền về nhà trả nợ được 2 - 3 lần, mỗi lần cũng chỉ được vài triệu đồng, chẳng thấm vào đâu. Về nước nửa chừng như thế này, chẳng biết làm gì để trả nợ tiền vay anh em, bè bạn để đi”. Anh Hoàng Ngọc Thiện ngán ngẩm.

 

Tay trắng gánh nợ nần

 

Đó là thực trạng chung của hầu hết số lao động trở về từ Libi của huyện Kim Bôi bởi hầu hết số lao động đi xuất khẩu lao động về nước sau khi xảy ra bất ổn chính trị tại Libi đều thuộc diện hộ nghèo như ở xã Hợp Kim trong số 14 người đã về nước thì có đến 12 người thuộc diện hộ nghèo. Mỗi người một hoàn cảnh nhưng không khó nhận ra phía sau niềm vui đoàn tụ là cả một gánh lo trĩu nặng vì nợ nần chồng chất. Đó là tâm trạng chúng tôi cảm thấy rõ ở những người như anh Hoàng Ngọc Thanh, Hoàng Đình Thiện, Quách Văn Hưng. Sang Libi từ tháng 8/2010, sau 7 tháng làm việc tại công trường xây dựng những người lao động này còn chưa kịp gom góp tiền gửi về gia đình để trả nợ. Sau hơn 1 tuần về nước, đến bây giờ, những người lao động trở về từ Libi ở Kim Bôi vẫn không biết làm cách nào để kiếm tiềm trả hơn 40 triệu đồng, số tiền vay để đi xuất khẩu lao động. “Giờ về được nhà rồi ruộng đất thì không có, việc làm không, chẳng biết làm gì để trả được nợ”, Anh Thiện không giấu vẻ buồn bã, lo lắng. Cùng chung hoàn cảnh là hộ gia đình nghèo với mong muốn đi xuất khẩu lao động để kiếm chút vốn về làm ăn, anh Quách Văn Thung sinh năm 1974 đã vay mượn của anh em, bạn bè số tiền 50 triệu đồng đầu tư đi xuất khẩu lao động. Nhưng số tiền trên chưa trả được bao nhiêu thì lại xảy ra bạo loạn. “Phải chạy loạn nên hầu như ai cũng như mình, bị mất hết đồ đạc, tư trang. Trên người còn độc bộ quần áo, về đến nhà, trong người còn không có nổi một xu dính túi. Bây giờ chẳng thể ở nhà mãi được, mấy hôm nữa phải kiếm việc gì làm chứ cả nhà chẳng thể trông cậy vào mảnh ruộng mãi được, với lại, món nợ vay mượn cũng đến kỳ phải trả”, Anh Thung buồn bã nói.

 

Trao đổi với chúng tôi về những chính sách hỗ trợ cho người lao động từ Libi về, ông Bùi Dũng Tiển, Phó Phòng LĐTB&XH huyện Kim Bôi cho biết: Hiện nay cũng chưa thấy có chính sách hỗ trợ từ trên cho những đối tượng đi xuất khẩu lao động tại Libi về nước có hoàn cảnh khó khăn. Hiện tại, phòng đang tổng hợp danh sách để khi có chính sách hỗ trợ sẽ căn cứ vào đó để triển khai. Trải qua bao nỗi sợ, đến giờ người lao động trở về từ Libi ở Kim Bôi nói riêng đang từng ngày khắc khoải trong nỗi lo nợ nần. Đó là sự thật ở những vùng quê nghèo.

 

                                                                                    

                                                                            Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục