Các bác sỹ Viện Da liễu quốc gia khám cho bện hnhân Xa Văn Tâm, xóm Chiềng Cang, xã Mường Chiềng là một trong số 7 bệnh nhân còn sống trên địa bàn.

Các bác sỹ Viện Da liễu quốc gia khám cho bện hnhân Xa Văn Tâm, xóm Chiềng Cang, xã Mường Chiềng là một trong số 7 bệnh nhân còn sống trên địa bàn.

(HBĐT) - Trong suốt nhiều năm, người dân xã Mường Chiềng (Đà Bắc) và cả ngành y tế tỉnh không thể đoán bệnh, đặt tên cho căn bệnh bong tróc da mà gần chục người mắc là căn bệnh gì. Và cũng ngần ấy năm cả đông y lẫn tây y đều bó tay. Cứ vậy những đứa trẻ mắc bệnh cứ âm thầm lớn lên trong nỗi đau đớn tột cùng và sự méo mó về nhân dạng và sự bất lực của ngành y tế các cấp.

Căn bệnh “ma ám” hay sự trở lại của bóng ma dioxin?

 

“Thú thực là cho đến bây giờ chúng tôi cũng chưa biết căn bệnh mà 8 người ở xã mắc phải là căn bệnh gì. Cho dù đã tích cực chữa trị bằng tất cả những khả năng có thể nhưng tình trạng bệnh không hề thuyên giảm. Bệnh này phát từ rất sớm. Cả 8 bệnh nhân đều có dấu hiệu xuất hiện bệnh từ khi mới sinh. Sớm nhất là sau khi sinh được khoảng 2 tháng tuổi, muộn nhất thì đến khoảng 5 tháng tuổi. Bệnh xuất hiện ban đầu chỉ là những vết xước, mụn nước màu hồng trên vùng đầu, mặt, sau đó trợt loét rỉ máu, tự liền, ổn định. Bệnh tái đi, tái lại nhiều lần, mùa hè bệnh nặng hơn. Bệnh thường lan từ đầu xuống má rồi xuống miệng, mũi, cổ ,vai, lưng, quanh hốc mắt... không có thời gian nào khỏi hẳn. Lúc nào cũng gây ngứa ngáy, đau đớn cho người mắc bệnh...”, y sỹ Xa Thị Thành, Trạm trưởng Trạm y tế xã Mường Chiềng bắt đầu câu chuyện với chúng tôi về căn “bệnh lạ” mà ngành y tế đang bó tay như vậy. Theo khảo sát, thống kê của ngành y tế tỉnh, tính đến nay, toàn tỉnh có 8 người mắc bệnh, trong đó, 1 người đã chết do mắc bệnh Gan. 100% bệnh nhân đều ở Mường Chiềng. Theo Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh, hầu hết số người mắc bệnh có trí tuệ phát triển chậm, nói ngọng, phản ứng chậm, thể trạng phát triển kém. Tổn thương lâm sàng của các bệnh nhân đều giống nhau như tổn thương trên vùng da mặt, mũi, miệng, vai, lưng bội nhiễm chảy nước, mủ. Vùng da lành có hiện tượng teo da. Xung quanh vùng da tổn thương có tăng sắc tố. Nhìn chung, các bệnh nhân này đều có triệu chứng viêm đỏ da, teo da, niêm mạc lan toả tiến triển mãn tính vùng mặt, cổ, vai, gáy, kèm theo tổn thương mắt, chưa rõ nguyên nhân. Theo y sỹ Xa Thị Thành, đây là bệnh da mãn tính, không có tính chất gây dịch và không lây lan từ người này sang người khác.

 

Trao đổi với chúng tôi, ông Xa Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Mường Chiềng chia sẻ: Trên thực tế, kể từ khi phát hiện bệnh nhiều người mê tín cho rằng những người bị bệnh là do “ma ám”. Do vậy, ban đầu cũng có một số người còn tư tưởng kỳ thị, xa lánh. Một số gia đình người bệnh ngoài việc chữa chạy bằng thuốc nam và thuốc tây thì vẫn tổ chức cúng tế. Dù vậy, bệnh tình vẫn vô phương cứu chữa. Cho đến nay, một bộ phận người dân vẫn có tư tưởng những người mắc bệnh là do bị “ma ám”.

 

Có một vấn đề đáng lưu tâm là trong số 8 người bị mắc bệnh thì có 2 người có mẹ là chị em ruột và 2 người là con chú con bác, 4 người còn lại có bố tham gia chiến trường và bị nhiễm chất độc da cam/đioxin.

 

Giải mã bí ẩn căn bệnh “ma ám”                                         

 

Ông Xa Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Mường Chiềng cho biết: Thực tế trong quá trình thực hiện điều tra dịch tễ và làm xét nghiệm, các nghiên cứu đã loại trừ các yếu tố gây bệnh như yếu tố về môi trường sống, nguồn nước, nguồn thức ăn và cả các yếu tố liên quan đến chất độc da cam/đioxin.

 

Theo PGS, TS Trần Hậu Khang Viện trưởng Viện Da liễu quốc gia, căn bệnh mà 8 người dân ở Mường Chiềng mắc phải là bệnh Khô da sắc tố (có tên khoa học là Xeroderma pigmentosum

) là bệnh di truyền rất hiếm gặp. Những người mắc bệnh này có tỷ lệ bị ung thư da rất cao; nguy cơ mù mắt cũng rất cao; tâm sinh thần, trí tuệ kém phát triển. Nguyên nhân của bệnh là do đột biến hoặc do di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường gây nên. Bệnh biểu hiện chủ yếu ở các vị trí như ở các vùng da hở như mặt, gáy, cổ, cánh tay, bệnh cũng gây tổn thương vùng mắt... Đối với người mắc bệnh khô da sắc tố nguy cơ nặng nhất là tình trạng thoái hóa da do ánh nắng và ung thư da.

 

Lý giải nguyên nhân phát bệnh, y sỹ Xa Thị Thành, Trạm trưởng Trạm y tế xã đưa ra nhận định: Ở góc độ cá nhân, thấy rằng nguyên nhân của bệnh là do đột biến hoặc do di truyền lặn trên nhiễm sắc thể, có thể là do ảnh hưởng của tình trạng hôn nhân cận huyết. Tuy không phổ biến nhưng trong thực tế,  trước đây tình trạng này vẫn xảy ra trên địa bàn xã.

         

Trao đổi với chúng tôi, ông Xa Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã cho biết: Đời sống của người mắc bệnh hiện giờ đang rất khó khăn. Cấp ủy, chính quyền địa phương cũng đã tạo điều kiện hết sức có thể để họ có cuộc sống ổn định và chữa bệnh. Hiện nay, 4/7 người bệnh đang được hưởng chế độ nạn nhân chất độc da cam, còn lại 3 người, chúng tôi đã lập hồ sơ đưa vào diện bảo trợ xã hội nhưng chưa biết có được hay không. Còn về phía y sỹ Xa Thị Thành khá bức xúc khi trong thời gian qua một số người đã vội vàng đưa tin sai lệch và không có kiểm chứng khi cho rằng cháu Xa Mạnh Cường 3 tháng tuổi ở xóm U Quan mắc bệnh Khô da sắc tố khi chưa có bất kỳ một kết quả khám lâm sàng nào của các cơ quan chuyên môn. Điều này đã gây tâm lý hoang mang trong gia đình cháu và những người xung quanh. Tiếp xúc với gia đình cháu Xa Mạnh Cường, anh Xa Văn Ái, bố cháu Cường cho biết: Hiện giờ chúng tôi chưa có điều kiện đưa cháu đi xét nghiệm xem mắc bệnh gì. Nhưng sau một thời gian chữa trị bằng thuốc nam, tình trạng bệnh của cháu đã có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt.

                                                                             

 

                                                                                 Mạnh Hùng

Các tin khác


Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục