Bến Nhà Rồng thu hút hàng triệu lượt khách thăm quan.

Bến Nhà Rồng thu hút hàng triệu lượt khách thăm quan.

(HBĐT) - Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5, hoa phượng vĩ đỏ rực trên nền trời trong veo, xanh thẳm, thanh bình. Bến cảng Nhà Rồng in bóng nước sông Sài Gòn lung linh trôi lững lờ, đẹp như mơ gợi nỗi nhớ da diết đến nao lòng về vị Cha già kính yêu của dân tộc. Xúc động trào dâng khi hòa cùng dòng người tấp nập đến thăm bến Nhà Rồng - nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh, địa danh lịch sử và thiêng liêng dường như đã in đậm trong tim mỗi người con dân đất Việt.

 

Bến cảng Nhà Rồng được xây dựng từ năm 1863, nguyên là trụ sở của Công ty tàu biển Nam Sao của Pháp tại ngã ba sông Sài Gòn và sông Bến Nghé, trên nóc nhà có một đôi rồng lớn, giữa đôi đầu rồng là bức phù điêu có hình đầu ngựa và chiếc mỏ neo, biểu tượng của công ty vận tải, có lẽ vậy mà dân Sài Gòn gọi là bến Nhà Rồng. Bến Nhà Rồng nổi tiếng không phải bởi cảnh quan, kiến trúc, lịch sử hình thành mà chứa đựng những giá trị văn hóa tinh thần thiêng liêng cao cả của cả dân tộc ta. Năm 1979, Nhà Rồng được dùng làm nơi trưng bày những hiện vật về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1995, nhà lưu niệm được đổi thành Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Các hiện vật giản dị, đơn sơ từ chiếc xe bò kéo, viên gạch hồng, quần áo, sổ ghi chép, bút tích của Người đều gợi nhớ hình ảnh Vị Cha già kính yêu của cả dân tộc trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, tìm đến với chân lý cách mạnh đưa nước nhà thoát khỏi lầm than, khổ ải đi đến bến bờ hạnh phúc.  

Hơn trăm năm trước, tại từ chính nơi này, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành mang theo nỗi đau canh cánh của đất nước lầm than, sống trong cảnh đời nô lệ, trăn trở đi “Tìm hình của nước" (*) trong gian truân, vất vả mang lại hạnh phúc, tự do cho dân tộc. Nguyễn Tất Thành lấy tên Văn Ba xin được chân người phụ bếp trên một chiếc tàu biển của Pháp Latusơ Tơrêvin. Hoà mình trong đời sống của thợ thuyền, người thanh niên Văn Ba bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước thoát khỏi ách nô lệ của chế độ thực dân. 30 năm ròng,  người thanh niên Văn Ba mang trong mình nỗi nhớ quê hương, xứ sở, bền bỉ lao động cật lực vừa làm việc kiếm sống, vừa tìm hiểu cuộc sống cuộc sống, chế độ hơn 28 quốc gia. Từ một người yêu nước nhiệt tình cách mạng, Nguyễn ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước và dấn thân vào cuộc đấu tranh để thực hiện thắng lợi con đường đó. Quá trình bôn ba lênh đênh theo sóng bể, đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi, những đất nước tự do, những trời nô lệ, những con đường cách mạng đang tìm ra...

Trong quá trình đi "tìm hình đất nước", Người chợt nhận ra rằng, mỗi quốc gia một vẻ khác nhau về phong cảnh và con người nhưng về xã hội thì đâu đâu cũng có người nghèo, người giàu, đâu cũng có các tệ nạn xã hội, đâu cũng có người tốt và kẻ xấu. Người đau nỗi đau chung của nhân loại cho thân phận người nô lệ, cho số phận của người dân Việt Nam bị áp bức, bị mất quyền tự do của con người. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành chứng kiến nhiều sự kiện chính trị lớn tác động đến nhận thức và hành động của người sau này. Đặc biệt sự kiện: ngày 16 và 17/7/1920, trên Báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp đăng bài "Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa" của V.I Lênin đã gây xúc động lớn đến Nguyễn ái Quốc. Sau này, Người nhớ lại: “Trong luận cương ấy có những chữ chính trị khó hiểu nhưng cứ đọc đi, đọc lại nhiều lần, cuối cùng, tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo “Hỡi đồng bào bị đày đọa đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta". Từ đó, tôi hoàn toàn theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba". Nhà thơ Chế Lan Viên đã phác họa giây phúc hạnh phúc của người khi tìm ra đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi cần lao khổ ải là đến với chủ nghĩa Mác - Lê Nin “Luận cương đến Bác Hồ và Người đã khóc/Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin/ Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp/Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin/Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc/“Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!/Hình của Đảng lồng trong hình của nước/ Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười"... Quá trình hoạt động cách mạng sau này, Nguyễn ái Quốc đảm trách nhiều chức vụ quan trọng, có những đóng góp lớn lao tố cáo chế độ bóc lột của thực dân trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, vạch trần những thủ đoạn, mánh khoé bóc lột tư bản như đặt ra nhiều thứ thuế phi lý, sinh ra các tệ nạn xã hội như thuốc phiện, rượu, bắt lính, chiếm đoạt ruộng đất Người kêu gọi, muốn xoá những chế độ bất công đó không có gì khác hơn là đoàn kết các dân tộc, đứng lên đấu tranh giai cấp. Năm 1941, Bác Hồ trở về Tổ quốc tiếp tục lãnh đạo, dẫn dắt cách mạng Việt Nam vượt qua bao khó khăn, gian khó và giành độc lập vào mùa thu năm 1945.  

Bến Nhà Rồng nơi tiễn đưa Bác tìm đường cứu nước năm xưa đến tận bây giờ luôn mong ước đón Bắc trở về nay đang làm xúc động hàng triệu con tim. Thăm bến Nhà Rồng, nghe trong không gian sóng nước Sài Gòn, giọng ca Thái Bảo tình cảm thướt tha Ai về Thủ Thiêm, ai qua Bến Nghé/ Ai xuôi, ai ngược/Nhớ ghé Bến Nhà Rồng/ Chiều về khói toả trên sông/Lắng nghe câu hát, hò ơ! Lắng nghe câu hát, chạnh lòng nước nonVì nước quê mình người dâng cả cuộc đời. lòng càng bồi hồi xúc động nhớ Bác khôn nguôi. Bóng hình Bác đã tạc vào không gian, tư tưởng, du khách thăm quan với niềm kính yêu vô hạn. Bác Hồ - bến Nhà Rồng đang hàng ngày chứng kiến sự phát triển rực rỡ của thành phố mang tên Người, của nước Việt Nam thân yêu.

 

(*) - Người đi tìm hình của nước- Chế Lan Viên)

                                                                                     Lê Chung

 

 

 

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục