Dù giông lốc đã đi qua, nhưng tang thương vẫn còn hiện hữu trong ngôi nhà nhỏ của cha con anh Lường Văn Minh.

Dù giông lốc đã đi qua, nhưng tang thương vẫn còn hiện hữu trong ngôi nhà nhỏ của cha con anh Lường Văn Minh.

(HBĐT) - Với người dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) những cơn giông, lốc liên tục xảy ra trong 2 ngày 17 và 18/5 vừa qua có lẽ là những cơn giông, lốc khủng khiếp nhất từ trước đến nay. Nó không chỉ gây thiệt hại về hoa màu, nhà cửa mà con người cũng đã trở thành nạn nhân.

 

Giông gió đi qua... nỗi đau ở lại

 

Xóm Sơn Lập có vài chục nóc nhà chỉ nối với phần còn lại của xã Cao Sơn bằng một con đường nhầy nhụa bùn đất sau những cơn mưa bỗng chốc được nhiều người nhắc tới với một câu chuyện buồn. Anh Khương Xuân Thọ, Phó trưởng Công an xã Cao Sơn bùi ngùi: Cơn mưa giông kèm gió lốc mạnh và sấm sét xảy ra ngày 17/5 vừa rồi đã gây thiệt hại lớn về nhà cửa, hoa màu của người dân. Đặc biệt, trong đó có một người bị sét đánh chết. Đó là chị Lường Thị Thảo, sinh năm 1990 trú tại xóm Sơn Lập, trong khi đang ngồi băm rau lợn thì bị một tia sét đánh trúng gây tử vong. Điều đáng nói ở đây, chị Thảo đang là bà mẹ trẻ với 2 đứa con, một đứa mới lên 4 và đứa còn lại mới 16 tháng tuổi còn chưa kịp cai sữa.

 

Đến Sơn Lập, theo anh Lường Văn Sự, Công an viên của xóm men theo lối mòn đi xuyên qua những ruộng ngô xơ xác, gãy đổ vì giông gió về phía ngôi nhà của Thảo. Chúng tôi cứ nao nao một nỗi xót xa khi vẳng nghe đâu đó lẫn trong tiếng khóc vì khát sữa của đứa em là tiếng gọi mẹ khản đặc của đứa chị. Thắp vội nén hương lên bàn thờ đơn sơ với tấm di ảnh của vợ, anh Lường Văn Minh, chồng chị Thảo một tay bế, một tay dắt con đứng dưới  gốc cây gạo trước cửa nhà cứ nước mắt ngắn, dài ngóng về phía xa nơi người vợ xấu số gặp nạn một cách vô vọng. Giấu vội đôi mắt đã đỏ hoe với những giọt nước đã thành dòng, anh Minh tâm sự: Từ ngày mẹ nó “đi”, đêm nào thằng Duy (Lường Ngọc Duy 16 tháng tuổi) cũng ngằn ngặt khóc vì khát sữa. Còn con chị (Lường Thị Ngọc Anh 4 tuổi) cứ luôn miệng hỏi mẹ. Nhìn con cái bơ vơ, thương người vợ hiền xấu số, nhiều lúc anh lại nghĩ quẩn...

 

Xót xa, nhưng vẫn là người tỉnh táo nhất nhà, anh Đinh Văn Thích là anh rể của nạn nhân chia sẻ: Cái số của em nó đã vậy thì biết tránh làm sao. Bây giờ chúng tôi chỉ nghĩ là làm sao để nuôi dạy các cháu nên người, san sẻ tình thương để chúng nó không thấy thiệt thòi.  

 

 

Gượng dậy sau giông tố

 

         

Sau giông lốc, những người dân ở xóm Sơn Lập (Cao Sơn) đang khôi phục lại diện tích hoa màu bị gãy đổ.

 

Đà Bắc là huyện nghèo, đời sống người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn khi trong những ngày qua giông, lốc đã tàn phá một diện tích lớn hoa màu, gây thiệt hại về nhà cửa, làm ảnh hưởng đến đời sống của hàng trăm hộ dân trên địa bàn huyện. Theo thống kê của Ban Chỉ huy PCLB&TKCN huyện Đà Bắc, tính từ ngày 30/4 - 18/5 trên địa bàn huyện đã xảy ra 4 đợt giông tố với cường độ mạnh xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại đáng kể tới sản xuất, ảnh hưởng lớn đời sống của người dân. Trong đêm 30/4 rạng sáng ngày 1/5, giông lốc đã xảy ra trên địa bàn 4 xã gồm Suối Nánh, Đồng Ruộng, Đoàn Kết, Tân Pheo; đã làm tốc mái hơn 100 ngôi nhà, cuối trôi 1 ngôi nhà và tài sản, chìm 2 thuyền máy, làm sập 1 phòng học, gây sạt lở, hư hỏng hệ thống bai mương, công trình nước sinh hoạt, làm đổ gãy 1.400 gốc luồng, làm thiệt hại 15,5 ha hoa màu. Tiếp đó, đến ngày 3/5 giông lốc xảy ra tại xã Mường Chiềng gây sạt lở 920m đường dân sinh, vỡ 6 ao, đập chứa nước, ruộng lúa bị ngập úng và vùi lấp diện tích khoảng 3,3ha, sạt lở khoảng 1ha đất trồng sắn. Tiếp đó, liên tục trong chiều ngày 17 và 18/5 trên địa bàn huyện đã xảy ra mưa kèm theo lốc gây thiệt hại lớn tại 4 xã gồm Cao Sơn, Hào Lý, thị trấn Đà Bắc và xã Mường Tuổng; đã gây thiệt hại về người tại xã Cao Sơn, làm tốc mái 111 nhà dân và gây đổ sập hoàn toàn 1 nhà tại xóm Rằng xã Cao Sơn; làm lật 1 thuyền máy tại xã Mường Tuổng. Ngoài ra, giông lốc còn làm gãy đổ 53ha ngô và nhiều cây lâm nghiệp.

 

Trước thực trạng trên, theo ông Phạm Minh Sơn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc: Ngay sau khi giông lốc xảy ra các địa phương đã tổ chức thống kê thiệt hại, huy động nguồn lực tại chỗ và vận động người dân tích cực giúp đỡ nhau khắc phục hậu quả, sớm khôi phục sản xuất, ổn định đời sống. Theo đó, tính đến nay các địa phương đã cơ bản khắc phục xong hậu quả do mưa bão gây ra. Như ở Cao Sơn, theo anh Khương Xuân Thọ, Phó Trưởng Công an xã, ngay sau giông lốc, cấp ủy, chính quyền địa phương đã huy động nhân dân chung sức hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình bị thiệt hại, khắc phục hậu quả trên tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Nhờ đó, chỉ trong một thời gian ngắn đã cơ bản khắc phục xong hậu quả và các hộ dân bị thiệt hại về nhà cửa cũng đã cơ bản được hỗ trợ, giúp đỡ ổn định cuộc sống.

                                                                               

 

                                                             Mạnh Hùng - Hồng Thúy

 

 

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục