Có an toàn khi trẻ em tắm suối không có người lớn trông coi? (ảnh chụp tại xóm Nút - xã Dân Hạ- Kỳ Sơn).

Có an toàn khi trẻ em tắm suối không có người lớn trông coi? (ảnh chụp tại xóm Nút - xã Dân Hạ- Kỳ Sơn).

(HBĐT) - Theo thông lệ, cuối tháng 5 là thời điểm một năm học kết thúc, phần đông trẻ em đều háo hức đón nhận kỳ nghỉ hè để được xả hơi sau những tháng ngày đèn sách với biết bao nhiêu áp lực. Trái ngược với tâm trạng vui mừng của con cái, hầu hết các bậc phụ huynh lại băn khoăn, lo lắng hè về con em mình sẽ chơi gì, học gì và phải quản lý ra sao. Bên cạnh đó, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những hình ảnh hết sức xúc động, đó là những học trò nghèo tranh thủ 3 tháng nghỉ hè phụ giúp bố mẹ để góp phần giảm bớt gánh nặng cho gia đình.

 

Để quản lý con em mình trong những tháng hè, giải pháp mà nhiều gia đình chọn lựa là đăng ký cho con vào học tại Nhà thiếu nhi hay các lớp năng khiếu với các môn rèn luyện thể chất, hội họa, ngoại ngữ...Tuy nhiên, ngay ở trung tâm thành phố Hòa Bình cũng nằm trong tình trạng cung không đủ cầu. Chị Dung ở tổ 7, phường Đồng Tiến trăn trở: “Trên địa bàn phường không có điểm vui chơi cho trẻ, ngay từ đầu tháng 5, tôi đã nộp hồ sơ xin cho cháu vào học lớp năng khiếu hội họa ở Nhà Thiếu nhi tỉnh nhưng  vì quá đông học sinh nên không đăng ký được. Đành phải để  cháu ở nhà sinh hoạt ở khu phố. Nghỉ hè, mỗi học sinh đều có một phiếu sinh hoạt hè gửi về nơi gia đình sinh sống, mọi năm các KDC trong phường đều tổ chức các buổi sinh hoạt hè cho các cháu nhưng không có địa điểm sinh hoạt mà hình thức tổ chức chỉ mang tính chất phong trào “đánh trống, ghi tên” là chính khiến chúng tôi rất lo lắng trong việc quản lý con em mình”.

Quả thực, chọn sân chơi bổ ích, an toàn cho trẻ em dịp hè về đã trở thành đề tài muôn thủa của các gia đình, bởi mỗi lứa tuổi, cấp học, phụ huynh lại có một nỗi lo riêng. Anh Thắng ở tổ 28, phường Hữu Nghị tỏ ra lo lắng: “Bố mẹ mải bươn trải để kiếm sống không có đủ thời gian quản lý con cái. Hè năm ngoái, thằng nhỏ con tôi tròn 10 tuổi vừa học hết lớp 5, những ngày nghỉ hè, khi bố mẹ vắng nhà là nó sa vào điện tử rồi “nghiện game” đến mức “ngày quên ăn, đêm quên ngủ”. Mãi đến lúc vợ chồng tôi phát hiện tiền để trong tủ bị rút ruột mới ngã ngửa ra là nhà mình có “phá gia chi tử”...

Ở trung tâm thành phố Hòa Bình còn có Nhà thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh- thiếu nhi, các lớp năng khiếu, vài ba bể bơi và sân bóng đá ...Nhưng không phải gia đình nào cũng có điều kiện kinh tế để con em mình được vui chơi, học tập ở đó. Vậy là nhiều trẻ đành phải tìm đến những trò chơi như tắm sông, suối, ao, hồ, câu cá, nhảy dây, đá bóng ở lòng đường, vỉa hè. Tệ hại hơn còn có những “nam thanh, nữ tú” lấy xe máy của bố mẹ để tìm cảm giác mạnh trên đường. Anh Sơn ở phường Chăm Mát buồn rầu kể: “Vợ chồng tôi đi làm vắng, con trai tự ý lấy xe máy rồi tụ tập với đám bạn “cùng sở thích” lạng lách, đánh võng trên đường. Do tay lái non lại chạy quá nhanh nên đâm vào một người đi xe máy cùng chiều và cả hai đều bị thương nặng. Con tôi lại không đội mũ bảo hiểm nên bị chấn thương sọ não. Đúng là vừa tốn kém, vừa lo, vừa bực. Quả là quản lý con trẻ những ngày hè thật khó”

Con trai vừa nghỉ hè, chị Mai ở phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) đã phải xin nghỉ phép để vào bệnh viện trông nom. Chị Mai than thở: “Ở trung tâm thành phố nhưng thiếu chỗ vui chơi, giải trí, thiếu cả chỗ học năng khiếu nên vợ chồng tôi đành phải gửi cháu về quê nội nhờ các cụ quản lý. Vừa đưa về hôm trước, hôm sau nhận được điện cháu trèo cây bắt chim bị ngã gãy chân. Giờ cháu đang nằm khoa ngoại BVĐK tỉnh, chưa biết đến bao giờ mới khỏi hẳn. Vậy là gần như cả kỳ nghỉ hè cháu phải đi nạng”

Ở thành phố đã vậy, ở các huyện, điểm vui chơi, học tập cho trẻ trong dịp hè thực sự là chuyện xa vời. Chị Hoa ở thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) phàn nàn: “Việc tổ chức vui chơi, giải trí cho trẻ em trong dịp hè ở các khu phố những năm qua chưa được quan tâm đúng mức. Cả thị trấn huyện nhưng chưa quy hoạch và xây dựng sân chơi cho các cháu. Trên địa bàn phố chỉ có một nhà văn hóa lại là nơi sinh hoạt, họp hành của người lớn và hầu như suốt ngày đóng cửa. Vì thế, các cháu phải ra đường chơi đá bóng, đuổi bắt, nô đùa làm ảnh hưởng tới mọi người xung quanh rồi xe máy, ô tô đi lại rất dễ xảy ra TNGT. Tôi mong muốn Đoàn thanh niên ở các KDC nên hoạt động tích cực hơn, tổ chức nhiều hoạt động để các cháu có mùa hè vừa lành mạnh, vừa bổ ích và các xóm, phố, KDC nên dành quỹ đất làm chỗ vui chơi, sinh hoạt cho thiếu niến, nhi đồng để đảm bảo an toàn trong những ngày hè".

Các bậc phụ huynh đều mong muốn con em mình có một mùa hè bổ ích, có điều kiện khám phá cuộc sống xung quanh với những trải nghiệm mới, được học nhiều điều ngoài sách, vở giúp các em phát triển toàn diện cả thể chất và tâm hồn nhưng để đạt được điều đó rất cần sự chung sức, đồng lòng của các cấp, ngành,  mỗi gia đình và toàn xã hội.                                   

                                                                   

                                                                        Đức Phượng

 

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục