(HBĐT) - Có công việc ổn định tại UBND xã Yên Trị, thế nhưng, chàng trai 8X Bùi Huy Chương (sinh năm 1984) xóm Minh Sơn, xã Yên Trị (Yên Thủy) đã quyết định rời công sở và bắt đầu thực hiện đam mê tạo ra thực phẩm sạch để cung cấp cho người tiêu dùng.

 

Bùi Huy Chương, xóm Minh Sơn, xã Yên Trị (Yên Thủy) sử dụng các loại thảo dược làm thức ăn để hạn chế dịch bệnh cho đàn lợn rừng.

 

Trăn trở với thực phẩm sạch 

"Hiện nay, vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng, yếu tố quan tâm hàng đầu của người dân. Nguyên nhân chủ yếu là do việc sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi của người dân đang chạy theo lợi nhuận, bất chấp cả tính mạng của người tiêu dùng. Các nhà sản xuất sử dụng nhiều loại hóa chất độc hại trong sản xuất như thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích làm tăng trưởng nhanh. Hệ lụy của thực phẩm không đảm bảo chất lượng để lại nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, ngộ độc thực phẩm. Tất cả những điều đó đã khiến tôi trăn trở nghiên cứu, tìm tòi và thực hiện mô hình sản xuất thực phẩm sạch của mình”, anh Bùi Huy Chương chia sẻ. 

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê Yên Trị, thường xuyên được tiếp xúc với các sản phẩm nông nghiệp do gia đình và địa phương sản xuất, anh Chương đã tích lũy được một số kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Qua quá trình khảo sát thực tế, tìm hiểu nhu cầu thị trường, hiện nay, thịt lợn vẫn là thực phẩm chính được người dân lựa chọn, tuy nhiên, người chăn nuôi chủ yếu nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa, cho ăn bằng thức ăn công nghiệp nên chất lượng thịt không cao… Chính vì vậy, anh Bùi Huy Chương quyết định lựa chọn giống lợn rừng để nuôi.

Chất lượng - yếu tố quyết định thành công

Năm 2013, anh Chương bắt đầu thực hiện mô hình chăn nuôi lợn rừng. Vốn ban đầu của anh hơn 100 triệu đồng để xây dựng chuồng trại và mua lợn giống. Theo anh Chương, khó khăn nhất là việc chọn giống lợn nái chuẩn. Chính vì vậy, không ngại vất vả đến huyện Lạc Sơn, Lương sơn tìm mua lợn nái đạt tiêu chuẩn. 3 con lợn mẹ, mỗi con đẻ được 8 con, anh tiếp tục chọn ra những con lợn đạt tiêu chuẩn để gây làm giống, còn lại nuôi bán lợn thương phẩm.

Sau 5 năm, giờ đây, mô hình kinh tế của anh Chương với hơn 2 ha gồm 14 chuồng nuôi lợn rừng; mặt ao 3.600 m2, còn lại là đất trồng trọt. Hiện tại, anh Chương có 11 con lợn nái, 50 con lợn rừng thương phẩm; 5 tạ cá các loại như mè, chép, trắm cỏ… Mỗi năm trừ chi phí đầu tư, mô hình sản xuất thực phẩm sạch của Chương đem về lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng.

Năm 2017, nhiều hộ nuôi lợn thua lỗ. Tuy nhiên, giống lợn rừng của anh Chương vẫn có đầu ra ổn định. Giá bán 1 kg lợn rừng dao động từ 120.000 – 130.000 đồng. Thậm chí có vào dịp Tết Nguyên đán, anh Chương không đủ hàng để bán. Nhiều công ty muốn ký hợp đồng lâu dài với số lượng lớn nhưng anh không dám ký vì không đủ lượng hàng cung cấp cho doanh nghiệp. Thương hiệu lợn rừng sạch nổi tiếng khắp trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, số lượng có hạn nên lợn sạch của anh Chương chỉ đủ cung cấp cho những thương lái thân quen đến mua tận nhà.

Vậy đâu là yếu tố quyết định thương hiệu lợn sạch của chàng chai 8X. Anh Bùi Huy Chương chia sẻ về bí quyết: Để thành công và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, trước hết cần tạo ra những sản phẩm sạch, đạt chất lượng tốt, đáp ứng đủ yêu cầu của người tiêu dùng. Để tạo nên chất lượng thịt lợn thơm, giòn, tôi quan tâm đến nguồn thức ăn. Tôi đã nghiên cứu và áp dụng quy trình ủ lên men vi sinh từ cám ngô, thóc của chính người dân Yên Thủy làm ra. Bên cạnh đó, tôi đầu tư trồng các loại cây thảo dược để cho lợn ăn, chất đạm, phòng được nhiều loại bệnh, tăng cường sức đề kháng cho đàn gia súc. Tôi thường xuyên quan tâm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh môi trường. Tất cả đã tạo nên sản phẩm lợn rừng sạch, thơm ngon, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình tôi.

Chàng trai 8X dám từ bỏ công việc Nhà nước, quyết tâm khởi nghiệp với mô hình sản xuất thực phẩm sạch đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Bùi Huy Chương vinh dự được Ban Chấp hành tỉnh Đoàn tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên tỉnh Hòa Bình lần thứ I” năm 2018.

                                                                                             Thu Thủy

Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục