(HBĐT) - Thực hiện Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp (Đề án 939) giai đoạn 2017-2025”, ngày 5/10, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức "Phiên chợ truyền thông – Câu chuyện khởi nghiệp dành cho phụ nữ dân tộc thiểu số” tại huyện Lương Sơn. Tham dự hội chợ có đồng chí Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành và trên 400 hội viên, phụ nữ huyện Lương Sơn.

Đại diện lãnh đạo huyện Lương Sơn tặng hoa chúc mừng Phiên chợ truyền thông - Câu chuyện khởi nghiệp.
Với ý nghĩa tạo diễn đàn trao đổi,
chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, khó khăn của phụ nữ dân tộc thiểu số khi khởi
nghiệp; tạo cơ hội tốt để chị em giao lưu học hỏi, đẩy mạnh xúc tiến thương
mại, tiêu thụ sản phẩm tháo gỡ được phần nào khó khăn của chị em, tại phiên chợ truyền thông, các đại
biểu, hội viên phụ nữ và người dân được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, thành
công với 3 phụ nữ điển hình; chia sẻ ý tưởng kinh doanh, hạt giống khởi nghiệp;
xem tiểu phẩm và giao lưu trả lời câu hỏi về chủ đề khởi nghiệp. Đặc biệt, tại
phiên chợ truyền thông, Hội LHPN 11 huyện, thành phố đã có 20 gian trưng bày và
bán các sản phẩm đặc trưng tại địa phương được các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
HTX. Các gian trưng bày đã thu hút đông đảo khách tham quan và mua sản phẩm.

Đồng chí Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam và lãnh đạo Hội LHPN tỉnh thăm quan các gian trưng bày tại phiên chợ.
Phát biểu tại phiên chợ truyền
thông, đồng chí Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam cho biết: Đề án 939
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 6 năm 2017, sau 1 năm thực hiện bước
đầu đã có nhiều hoạt động thiết thực. Hoạt động truyền thông đã hỗ trợ chị em nắm được kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm tiếp cận thị trường khi tham gia khởi nghiệp. Đối với Phụ nữ
Hòa Bình, đồng chí Phó Chủ tịch Hội đã ghi nhận, đánh giá các cấp Hội trong
tỉnh triển khai nhiều hoạt động giúp hội viên hiện thực hóa các ý tưởng khởi
nghiệp khả thi để phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao
vai trò, vị thế của phụ nữ. Đồng thời phối hợp với các ngành, chức năng tổ chức các
hoạt động tập huấn hướng dẫn khởi nghiệp, khai thác sử dụng nguồn vốn vay hiệu
quả; hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp trên thị trường trong sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm… Nhiều tấm gương phụ nữ sản xuất, kinh doanh giỏi không chỉ đem
lại lợi ích cho xã hội mà còn tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng… Đồng
chí mong muốn qua phiên chợ truyền thông sẽ cung cấp sâu, rộng hơn đến cán bộ,
hội viên phụ nữ những thông tin, kiến thức thiết thực để chị em mạnh dạn hơn
trong xây dựng ý tưởng khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp.
Hồng Duyên
(HBĐT) - Chưa từng tham gia các lớp học về may mặc, bản thân còn khá xa lạ với chiếc máy khâu. Tuy nhiên do chịu khó học hỏi, tìm tòi, anh Đinh Thành Hân ở xóm Đồng Mai, xã Yên Trị (Yên Thủy) đã thành công với mô hình xưởng may gia công quần áo. Qua đó nâng cao thu nhập cho gia đình, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương.
(HBĐT) - Với lợi thế diện tích rừng tự nhiên lớn, người dân bản địa có kinh nghiệm trong nghề nuôi ong lấy mật, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Mỹ Thành, Lạc Sơn đã chỉ đạo và xây dựng thành công thương hiệu mật ong Thành An làm sản phẩm đặc trưng của xã.
(HBĐT) - "Cả 4 chúng tôi từng phải ôm nhau khóc giữa núi rừng hoang vu, cô tịch. Bởi sức người có hạn nhưng khó khăn thì vô hạn”. Xoa đôi bàn tay dầy nốt chai, sần, hướng ánh mắt về phía vườn bưởi Diễn đang mùa trĩu quả vàng óng, ông Bạch Công Thế ở xóm Khả Trên, xã Bắc Sơn (Kim Bôi) mở đầu câu chuyện về con đường làm giàu ở vùng đất nhìn đâu cũng thấy khó khăn, trắc trở một cách tự nhiên, chân chất như chính những con người nơi đây vậy.
(HBĐT) - Bánh gai xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) nổi tiếng với hương vị truyền thống, chất lượng tuyệt hảo. Nhằm nâng tầm sản phẩm truyền thống của địa phương, đưa hương vị thơm, ngọt của bánh gai tới khắp vùng miền, đồng thời nâng cao thu nhập, xóa đói - giảm nghèo, tổ hợp tác sản xuất bánh gai xóm Hạnh Phúc đã được thành lập với thành viên là các chị em đam mê làm bánh.
(HBĐT) - Bản thân chị - "nữ tướng” Phạm Thị Nhuận (ảnh), Giám đốc Công ty CP thương mại Định Nhuận (tổ 5, đường Lê Thánh Tông, phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình) cũng thừa nhận đã dấn bước thương trường là phải chấp nhận "lao tâm, khổ tứ”. Bằng bản lĩnh của người phụ nữ kinh qua trường đời tôi luyện, cáng đáng trách nhiệm đảm bảo đời sống của gần 200 lao động, chị đã mang trí tuệ, tâm đức của mình quản lý, điều hành doanh nghiệp phát triển, trở thành doanh nghiệp thương mại, dịch vụ hàng đầu của tỉnh.
(HBĐT) - Chị Bùi Thị Thùy Dung, phường Chăm Mát (thành phố Hòa Bình) chia sẻ: Có niềm đam mê, có kiến thức về nghề, có chiến lược kinh doanh cụ thể, xác định dịch vụ mũi nhọn trong spa, xây dựng thương hiệu uy tín là 5 yếu tố quyết định thành công của Ryby spa.