(HBĐT) - Những khúc gỗ tưởng như vô tri, vô giác đã được chàng trai Bùi Văn Liện, xóm Đình Vận, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) "thổi hồn” vào thành những kiệt tác nghệ thuật. Sau 8 năm khởi nghiệp, giờ đây, chàng thanh niên 30 tuổi đã tạo ra thương hiệu điêu khắc gỗ uy tín, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Các sản phẩm điêu khắc gỗ tinh xảo tới từng chi tiết, kiểu dáng độc đáo, mang giá trị nghệ thuật cao đã tạo nên thương hiệu cho xưởng điêu khắc gỗ của anh.


Đam mê với điêu khắc

Sinh năm 1988, từ thuở nhỏ, anh Liện đã có năng khiếu vẽ và đam mê điêu khắc. Liện khéo léo tạo ra các đồ dùng trong gia đình như bình đựng hoa, các bức tượng nhỏ để trang trí bàn... Tuổi thơ chăn trâu, cắt cỏ gắn bó với những khúc gỗ nhặt được ở bờ sông, bờ suối là những món đồ chơi thú vị của Liện và bạn bè. Cũng chính những khúc gỗ sần sùi đó đã được đôi tay tài hoa của anh điêu khắc thành những con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu. Đây chính là khởi nguồn cho niềm đam mê với điêu khắc của anh.


Anh Bùi Văn Liện, xóm Đình Vận, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) tỉ mỉ từng chi tiết tạo ra các tác phẩm điêu khắc.

Năm 2007 - 2008, anh tạm biệt miền quê nghèo Lạc Thịnh đi học điêu khắc tại Hà Nam để thực hiện ước mơ. Tại Hà Nam, anh được thầy giáo, bạn bè tận tình hướng dẫn những kỹ thuật điêu khắc gỗ nghệ thuật. Với sự nhanh nhạy, đôi tay khéo léo cùng lòng kiên trì, anh đã nhanh chóng hoàn thành khóa học. Mong muốn luyện tay nghề chắc hơn, anh xin đi làm tại một xưởng điêu khắc ở tỉnh Hà Nam để có kinh nghiệm và tích góp vốn. Được tiếp xúc, gặp gỡ với nhiều thợ giỏi, lành nghề, sau một thời gian, Liện trở về quê lập nghiệp bằng việc mở xưởng điêu khắc tại nhà.

Khởi nghiệp từ 2 triệu đồng

Anh Liện nhớ lại: Cuối năm 2010, tôi bắt đầu nuôi ý tưởng mở xưởng điêu khắc gỗ riêng và quyết tâm thực hiện bằng được. Bắt đầu mở xưởng điêu khắc tôi chỉ có 2 triệu đồng tiền vốn. Số tiền ít ỏi đó tôi mua máy chà, máy mài nguyên liệu là những khúc gỗ tự kiếm được ở bờ sông, bờ suối. Sau một thời gian được gia đình, bạn bè ủng hộ, cho vay vốn để mở rộng quy mô xưởng. Lúc đầu tôi làm gia công từng sản phẩm để lấy ngắn nuôi dài. Sản phẩm chỉ là những bức tượng nhỏ, đôi lục bình, bộ bàn ghế… ông trời không phụ sức người đã cho tôi thành công với nhiều sản phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật, được khách hàng yêu thích. Sau 2 năm khởi nghiệp, khi đã khẳng định được vị trí của mình, tôi mạnh dạn vay vốn ngân hàng mở rộng xưởng, mua máy móc và thuê nhân công, nhà xưởng mở rộng quy mô sản xuất.

Anh Bùi Văn Liện chia sẻ thêm: Khó khăn nhất của nghề điêu khắc là phải "thổi hồn” vào tác phẩm, đưa những khối gỗ vô tri, vô giác trở nên sống động, có hồn. Chính vì vậy, để tạo ra sản phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật cao, trước hết phải tìm hiểu về tích của tác phẩm mình muốn làm; tỉ mỉ, trau truốt từng chi tiết để làm cho các tác phẩm điêu khắc có hồn. Trong nghề điêu khắc, tạc tượng là khó nhất. Tôi phải nghiên cứu về tích của các bức tượng Phật. Tôi luôn trăn trở và giành nhiều tâm huyết cho tác phẩm "Đạt ma sư tổ”. Tôi phải bỏ ra hàng tháng trời để nghiên cứu, tìm hiểu về tích của ông Đạt ma sư tổ, tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ, hình dung, liên tưởng khuôn mặt của Đạt ma sư tổ để thể hiện đúng thần thái trầm tư đi truyền bá đạo Phật của ngài. Đây cũng là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc có giá trị kinh tế lên tới 45 triệu đồng mà tôi tạo ra.

Trung bình 1 năm, xưởng điêu khắc của anh Liện sản xuất ra khoảng 500 sản phẩm. Uy tín về chất lượng, mẫu mã đẹp đã thu hút khách thập phương tìm đến xưởng của anh mua các sản phẩm như tượng Phật, bàn ghế, con vật, cây đồng hồ… Trung bình một năm, thu nhập của xưởng điêu khắc từ 600 - 700 triệu đồng. Hiện tại, xưởng của anh Liện tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động với mức lương ổn định 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, anh Liện còn là người thầy tận tâm, tận tình với những học trò đam mê điêu khắc. Anh đã dạy được 5 thợ thành nghề. Có nhiều học trò tự mở được xưởng điêu khắc riêng như anh Dương Văn Hoàn, xóm Nhòn, xã Lạc Thịnh.


Thu Thủy


Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục