Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xúc tiến liên kết hợp tác và phát triển du lịch giữa hai tỉnh Hòa Bình và Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 5/4, tại thành phố Hoà Bình, Hiệp hội Du lịch tỉnh Hòa Bình và Hiệp hội Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến liên kết hợp tác và phát triển du lịch. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Khám phá đảo thiên đường trên cao nguyên Mộc Châu

Được ví như đảo thiên đường của đại ngàn Tây Bắc, khu du lịch (KDL) Mộc Châu Island thuộc xã Mường Sang, huyện Mộc Châu (Sơn La) thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế đến trải nghiệm, khám phá. Sản phẩm hấp dẫn của KDL là các công trình nhân tạo đồ sộ, mô hình lưu trú độc đáo cùng nhiều hoạt động vui chơi, giải trí mới lạ.

Xây dựng thương hiệu Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình



Bài 3 - Thúc đẩy phát triển khu du lịch tầm cỡ quốc gia 
Hiện nay, khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình đạt 3/5 điều kiện đối với KDL quốc gia. Nghị quyết số 14-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra nhiệm vụ đến năm 2025, KDL cơ bản đạt được các tiêu chí; đến năm 2030 trở thành KDL quốc gia. Cùng với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu, đậm bản sắc văn hóa các dân tộc, KDL hồ Hòa Bình hứa hẹn trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh, 1 trong 12 KDL trọng tâm của vùng trung du, miền núi Bắc Bộ.

Xây dựng thương hiệu Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình


Bài 2 - Lực đẩy để du lịch vùng hồ chuyển động 

Khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình sẽ chẳng thể trở thành điểm đến hấp dẫn nếu không loại bỏ được những "rào cản” về cơ chế, chính sách, hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, chất lượng nguồn nhân lực... Cùng với đường hướng đã được chỉ rõ tại Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 22/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển KDL hồ Hòa Bình thành KDL quốc gia, tỉnh tập trung thực hiện các giải pháp để phát triển du lịch vùng hồ bền vững.

Xây dựng thương hiệu Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình

Bài 1 - Tiềm năng du lịch vùng hồ được "đánh thức” 

Được hình thành từ đắp đập, ngăn sông, chinh phục thiên nhiên, con sông Đà hung dữ xưa kia nay trở thành hồ nhân tạo lớn và là khu du lịch (KDL) hấp dẫn. Cùng với thực hiện mục tiêu đưa du lịch Hòa Bình trở thành ngành kinh tế quan trọng, tỉnh đã và đang tập trung phát triển hồ Hòa Bình trở thành KDL quốc gia.

Quảng bá, kích cầu du lịch ở huyện vùng cao Đà Bắc

Thời gian qua, huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển du lịch thành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, huyện đặc biệt chú trọng công tác quảng bá, kích cầu du lịch nhằm thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Điện Biên Phủ - Nguồn lực to lớn cho phát triển du lịch

Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ được xác định là nguồn lực quan trọng, sản phẩm chủ lực nổi bật cho phát triển du lịch của tỉnh Điện Biên và tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng về lịch sử, văn hóa của vùng Tây Bắc nói riêng, cả nước nói chung.

Huyện Mai Châu: Khơi nguồn văn hóa để phát triển du lịch

Mai Châu là huyện vùng cao, nhiều dân tộc cùng sinh sống như Thái, Mường, Kinh, Mông, Dao, Tày... Mỗi dân tộc có nét văn hóa đặc trưng đã tạo nên "bức tranh" đậm bản sắc, kho tàng văn hóa đa dạng, độc đáo. Xác định được thế mạnh của địa phương, huyện Mai Châu luôn quan tâm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc để văn hóa trở thành "đòn bẩy” phát triển du lịch, từ đó phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Huyện Kim Bôi: Từng bước đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Những năm qua, huyện Kim Bôi đã đẩy mạnh phát triển du lịch, từng bước đưa "ngành công nghiệp không khói” trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, tạo sinh kế cho người dân một cách bền vững.