(HBĐT) - Có câu "Bình minh của nhân loại bắt đầu từ khi có lửa. Nhưng nền tảng của sự sống lại khởi nguồn từ nước”. Thật đúng vậy, ở đâu có nước, là ở đó có sự sống.Từ ngàn xưa, nước còn được các thần y đánh giá là dược liệu "thần thánh" giúp con người chữa "bách bệnh".

Kích cầu du lịch - cần sự góp sức, chung tay

(HBĐT) - Dẫu là địa phương khá "an toàn” trong đại dịch Covid-19, nhưng từ đầu năm đến nay, du lịch tỉnh ta cũng bị ảnh hưởng khá nặng nề. Hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch do Bộ VH-TT&DL phát động, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã tổ chức 2 đợt phát động kích cầu nhằm thúc đẩy tăng trưởng ngành du lịch.

Huyện Tân Lạc: Doanh thu du lịch ước đạt trên 15 tỷ đồng

(HBĐT) - Phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, huyện Tân Lạc đã có sự đầu tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, các loại hình dịch vụ như: Khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống chất lượng cao… để thúc đẩy du lịch địa phương phát triển.

Nước nổi Trà Sư

(HBĐT) - Mưa tạnh, cũng là lúc lũ đầu nguồn bắt đầu đổ về dồn dập và trù phú trên khắp khu vực ĐBSCL. Trong cái tiết trời tháng 10 giữa mùa nước nổi ấy, ta lại động lòng tha thiết với biết bao cảnh sắc hữu tình, lưu luyến với món tình cảm đượm nồng mà thiên nhiên đã ưu ái cho rừng tràm Trà Sư những ngày nhiễm màu phù sa. Chỉ khi ở trong khoảnh khắc giao thoa kỳ diệu giữa tâm hồn và khung cảnh chim trời cá nước, ta mới vội vã khắc khoải về những ký ức đã xa…

Tổng kết, trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc quảng bá du lịch hồ Hoà Bình lần thứ I

(HBĐT) - Chiều 27/10, Sở VH-TT&DL phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật tổ chức tổng kết, trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc quảng bá du lịch hồ Hoà Bình lần thứ I, năm 2020. Đến dự và chúc mừng có lãnh đạo các sở, ban, ngành; các tác giả đạt giải Cuộc thi.

Tức Dụp - Nơi tiếng vọng kiêu hùng

(HBĐT) - Tức Dụp - ngọn đồi quanh năm được bao phủ bởi màu xanh của khát vọng và chiến thắng. Nơi ấy còn hội tụ những cảnh sắc huyền ảo tựa chốn bồng lai, thấm đẫm những truyền thuyết thần bí thiên sử hào hùng với điểm son của chuỗi chiến công hiển hách. Có tên nguyên thủy "Tưk Chúp” (tiếng Khmer) nghĩa là "nguồn nước thần thánh” do thanh điệu ở hai âm tiết này đều ở âm vực cao nên người Việt khó phát âm diễn ra hiện tượng dị hóa thành âm vực thấp "Tức Dụp” như bấy giờ.

Huyện Lạc Thủy - Địa chỉ văn hóa, du lịch tiềm năng

(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có nhiều lợi thế, tiềm năng riêng có để phát triển các loại hình du lịch. Huyện nằm dọc nằm dọc dòng sông Bôi hiền hòa thơ mộng, cảnh quan thiên thiên tươi đẹp, núi non hùng vĩ với nhiều danh lam, thắng cảnh hấp dẫn từ lâu đã tạo sức hút cho du khách xa gần.

Nhơn Lý đâu chỉ có Kỳ Co, Eo Gió

(HBĐT) - Đến Nhơn Lý, TP Quy Nhơn (Bình Định), người ta thường chỉ nhớ đến Kỳ Co biển xanh trong vắt với bãi cát trắng trải dài đón nắng. Hay Eo Gió hùng vĩ, đẹp tựa đảo Jeju (Hàn Quốc) với những bức ảnh nghìn like mà quên mất rằng có một "thị trấn cổ kính” yên bình nằm nép mình bên bãi biển.

Tour đêm ''Giải mã Hoàng thành Thăng Long''

Theo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, dự kiến trong tháng 11 - 12/2020, tour đêm "Giải mã Hoàng thành Thăng Long” sẽ được đưa vào phục vụ du khách.

Bản Lác loay hoay khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch Tây Bắc

(HBĐT) - Giai đoạn 2014 - 2016, khách du lịch nội địa đến bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) rất đông, hiệu quả kinh tế từ làm du lịch cộng đồng có thể thấy rõ ngay trước mắt. Trong khi đó, chỉ cần sửa sang lại nhà cửa, sắm thêm ít đồ dùng là có thể làm du lịch, thu về lợi nhuận. Vậy nên đây chính là giai đoạn du lịch bản Lác phát triển "nóng” nhất với việc nhà nhà làm du lịch cộng đồng (DLCĐ). Những ngôi nhà sàn truyền thống của người Thái trong bản được sửa sang lại, cơi nới rộng thêm, bậc cầu thang gỗ được thay bằng cầu thang bê tông.
Bài 2 - Chọn phát triển nóng hay giữ bản sắc?

Bản Lác loay hoay khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch Tây Bắc

(HBĐT) - Nếu ai đó có ý định đi du lịch Hòa Bình, sẽ nghĩ ngay đến Mai Châu và điểm dừng chân đầu tiên thường là bản Lác, xã Chiềng Châu. Nhưng đó là câu chuyện của những năm 2014 - 2016, thời điểm du lịch cộng đồng (DLCĐ) bản Lác phát triển mạnh nhất. Còn hiện nay, khi hàng loạt resort, điểm thăm quan, nghỉ dưỡng ở khắp các huyện, thành phố mọc lên và ngay trên địa bàn huyện Mai Châu đã có thêm 3 bản DLCĐ mới hình thành, thì bản Lác đã bị phá thế "độc tôn”. Khách quốc tế lưu trú qua đêm và chi tiêu tại bản Lác từ năm 2018 đến nay có xu hướng giảm; khách nội địa có tăng nhưng tăng ít.
Bài 1 - Hấp dẫn du lịch bản Lác

Đổi thay kinh tế du lịch vùng hồ

(HBĐT) - Những bản làng heo hút ven hồ được tôn tạo rộng đẹp, tạo cảm giác ấm áp, nồng hậu khi đón tiếp các đoàn khách. Những bến bãi, tàu thuyền xuôi ngược rộn rã, tấp nập cảnh giao lưu, giao thương... Đó là nét mới ở các địa phương khu vực hồ Hòa Bình kể từ khi được mở mang, phát triển thành khu du lịch (KDL).

Phát động Chương trình kích cầu du lịch nội địa lần 2

(HBĐT) - Sáng 14/10, tại BaKhan Vila Resort, xóm Khan Hạ, xã Sơn Thủy (Mai Châu), Sở VH-TT&DL tổ chức lễ phát động Chương trình kích cầu du lịch nội địa lần 2, năm 2020. Dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Tổng Cục Du lịch, các Vụ Lữ hành, Thị trường, Khách sạn, một số doanh nghiệp lữ hành ở Hà Nội. Tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thành phố; Hiệp hội Du lịch tỉnh, các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn và đông đảo cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương.                      

Khám phá các bản làng du lịch cộng đồng

(HBĐT) - Có dịp "du sơn, ngoạn thủy" trên vùng hồ Hòa Bình rộng lớn, bạn đừng quên ghé thăm các bản làng du lịch cộng đồng (DLCĐ). Nằm bên dòng sông Đà mang vẻ đẹp hữu tình, bản làng của đồng bào các dân tộc Mường, Dao sẽ là điểm dừng chân lý tưởng để du khách trải nghiệm cuộc sống dân dã, tìm hiểu phong tục, tập quán và nét văn hóa đặc sắc.

Phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia

(HBĐT) - "Đến năm 2020, khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình cơ bản đáp ứng các tiêu chí và trở thành KDL quốc gia (QG). Đến năm 2030, KDLQG hồ Hòa Bình trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh Hòa Bình, là 1 trong 12 KDLQG trọng tâm của vùng trung du miền núi Bắc Bộ”. Đây là mục tiêu Quy hoạch tổng thể phát triển KDLQG hồ Hòa Bình đến năm 2030.

Xã Quý Hòa: Khai thác tiềm năng phát triển du lịch

(HBĐT) - Được thiên nhiên ưu đãi với cảnh sắc núi rừng hùng vĩ, khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiều thắng cảnh đẹp như: hang đá, đồi chè, suối nước nóng…, ẩm thực đặc sắc, hấp dẫn, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, xã Quý Hòa (Lạc Sơn) từng bước biến những lợi thế, tiềm năng thành động lực phát triển, hứa hẹn trong tương lai là điểm du lịch lý tưởng tại huyện Lạc Sơn.

Du lịch chuyển đổi số: Xu hướng tất yếu sau đại dịch Covid-19

Việc chuyển đổi số trong ngành du lịch đang là một xu hướng mạnh mẽ trên thế giới hiện nay, nhất là trong đại dịch Covid-19. Tại Việt Nam, xu hướng này không mới nhưng chưa thực sự diễn ra trên diện rộng để làm mới và vực dậy ngành "công nghiệp không khói” trong cuộc khủng hoảng Covid-19.

Singapore mở cửa cho du khách Việt Nam và Australia từ ngày 8/10

Singapore đánh giá nguy cơ ca nhiễm "nhập khẩu” từ Việt Nam và Australia là thấp, đồng thời lưu ý rằng trong 28 ngày qua, Việt Nam không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng.

Vực dậy ngành du lịch Việt Nam trong mùa cuối năm 2020

Ngành du lịch đã tiếp tục phát động chương trình kích cầu nội địa lần 2, đề cao yếu tố an toàn, hấp dẫn, nhằm "vực dậy” ngành du lịch trong mùa cuối năm 2020.

Xây dựng thương hiệu du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình có khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, hấp dẫn, cùng các giá trị văn hóa dân tộc độc đáo, gắn liền với điểm thăm quan công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Những năm gần đây, tiềm năng, thế mạnh kinh tế du lịch vùng hồ được tỉnh chú trọng đưa vào khai thác. Đồng thời, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch vùng hồ.

Tuổi trẻ Hòa Bình: Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng

(HBĐT) - Những năm qua, cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, tuổi trẻ Hòa Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ). Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Chợ nổi Trà Sư - thương hồ phiên ven rừng

(HBĐT) - Thử một lần khám phá rừng tràm đẹp nhất Việt Nam, khách viễn phương mới thực sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp trác tuyệt, kiều diễm của nàng thơ Trà Sư.

Mường Bi phát triển du lịch cộng đồng bền vững

(HBĐT) - Có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, huyện Tân Lạc đang tận dụng tối đa những lợi thế này để phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ).

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch

(HBĐT) Với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ cùng hệ thống danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh, đã tạo nên sức hút đặc biệt đối với du khách trong nước và quốc tế. Sự phát triển của ngành "công nghiệp không khói” là lợi thế để tỉnh xây dựng, phát triển các sản phẩm OCOP gắn với du lịch. Từ đó, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP và cải thiện đời sống người dân. 

Chèo thuyền kayak - sản phẩm du lịch hấp dẫn trên hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình với vẻ đẹp sơn thủy hữu tình cùng những điểm du lịch hấp dẫn đã, đang trở thành điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến Hòa Bình. Tại đây, khách du lịch không chỉ được đắm mình trong không gian yên tĩnh của sông nước hữu tình, hiền hòa, mà còn được khám phá, thử cảm giác mạnh với các trò chơi trên hồ như chèo thuyền kayak, bè mảng, thuyền tôm…