Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi (CN) hiện là vấn đề cấp bách, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Mặc dù phương thức và công nghệ CN đã và đang được cải thiện theo hình thức trang trại, gia trại quy mô đàn ngày càng lớn, song người dân vẫn chưa thoát được tình trạng "sống chung" với ô nhiễm. Điển hình cho tình trạng đó là thực tế tại khu CN tập trung Chi nhánh Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá, xã Tản Lĩnh (Ba Vì).

 

Sống chung với ô nhiễm


Mùi hôi thối bốc lên từ hầm khí sinh học và ao chứa nước thải khu CN lợn tập trung ở Chi nhánh Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá (Viện Thuốc lá), xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì khiến chúng tôi như nghẹt thở. Chỉ người khỏe mạnh và thích ứng tốt mới chịu đựng được tình trạng ô nhiễm môi trường như thế này. Bà Đoàn Thanh Hoài, nhân viên Viện Thuốc lá cho biết: "Khổ nhất là những ngày thời tiết thay đổi, gió lùa khiến thôn Yên Thành tràn ngập mùi phân lợn". Theo bà Hoài, tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải phát tán từ quá trình CN ở khu vực này đã gây bức xúc từ lâu người dân địa phương phản ứng quyết liệt.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Đình Minh, cán bộ Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Ba Vì cho biết, vào cuối năm 2009, sau khi kiểm tra, cơ quan chức năng của huyện đã xử phạt hành chính các hộ khu CN Viện Thuốc lá 15 triệu đồng và yêu cầu chủ khu CN thực hiện nghiêm việc quản lý chặt chẽ và xử lý khí thải, chất thải, nước thải, tuyệt đối không được gây ô nhiễm, nếu tái phạm sẽ bị đình chỉ hoạt động. Tuy nhiên, được một thời gian ngắn, bất chấp các quy định đã cam kết, các hộ CN trong Viện Thuốc lá tiếp tục vi phạm. Ông Phạm Hữu Hùng hiện là chuyên gia trong ngành CN và cũng là người trực tiếp góp vốn CN lợn ngoại thương phẩm tại Viện Thuốc lá thừa nhận, trong quá trình CN lợn theo hình thức trang trại quy mô lớn, áp dụng công nghệ hiện đại khép kín cũng khó tránh khỏi mùi hôi thối phát tán trong không khí. Ông Hùng cho rằng, ý kiến của người dân phản ánh khu CN gây ô nhiễm môi trường là có cơ sở, bởi thời gian qua, các hộ đều mở rộng quy mô CN lên 2.000 con, tăng gấp đôi so với trước.

Hướng tới CN hiệu quả, bền vững

Theo các chuyên gia, ô nhiễm môi trường trong CN đang là vấn nạn nhức nhối không chỉ ở Hà Nội mà xảy ra tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc xử lý chất thải trong CN là vấn đề cấp thiết, song xử lý bằng phương pháp, kỹ thuật, công nghệ gì đi nữa phải được cơ quan chuyên môn hướng dẫn đầy đủ cho người CN. Theo ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, trong kỹ thuật xử lý chất thải CN tại Hà Nội, các hộ thường áp dụng công nghệ khí sinh học (biogas) và chế phẩm sinh học EM để hạn chế ô nhiễm. Thế nhưng hiện nay đang xảy ra tình trạng một số hầm hoạt động không hiệu quả do lỗi kỹ thuật khi xây dựng cũng như trong quá trình vận hành. Minh chứng rõ nhất là việc vận hành xử lý hầm khí sinh học của các hộ CN lợn ngoại thương phẩm tại Viện Thuốc lá, xã Tản Lĩnh. Ở đây, người ta xây hầm khí quá lớn lại thiếu thiết bị sục khí làm phân hủy chất thải nên chất lượng nước thải ra môi trường chưa đạt tiêu chuẩn. Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay thành phố có khoảng hơn 470 trang trại nuôi lợn (chiếm 9,6% tổng đàn lợn toàn thành phố) tương tự khu CN lợn ngoại thương phẩm ở Viện Thuốc lá. Các trang trại CN này đã xây dựng hệ thống chuồng trại tiên tiến, một số đã sử dụng chuồng khép kín với thiết bị hiện đại, công nghệ cao nhưng đầu tư chưa đồng bộ hệ thống xử lý chất thải trong quá trình CN và chưa tuân thủ các cam kết bảo vệ môi trường nên chưa khống chế được tình trạng gây ô nhiễm, có nơi mức độ ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.

Để nâng cao chất lượng, giá trị và từng bước phát triển CN theo hướng hàng hóa, hiệu quả, bền vững, bảo đảm vệ sinh môi trường, UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 2801, phê duyệt chương trình phát triển CN theo vùng, xã trọng điểm và CN quy mô lớn ngoài khu dân cư giai đoạn 2010-2015. Dưới góc độ của nhà quản lý, ông Nguyễn Huy Đăng đề nghị chính quyền các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về thực trạng, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong CN; vận động người dân thay đổi hành vi, thực hiện các biện pháp góp phần giảm thiểu, ngăn chặn ô nhiễm; bên cạnh đó cần phải xử phạt thật nặng những trang trại, cơ sở CN vi phạm.
 
              
                                                                       Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục