Cán bộ Chi cục BVTV tìm hiểu tình hình chuột hại trên địa bàn xã Hùng Tiến, Kim Bôi.

Cán bộ Chi cục BVTV tìm hiểu tình hình chuột hại trên địa bàn xã Hùng Tiến, Kim Bôi.

(HBĐT) - Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV), trong sản xuất vụ mùa, hè - thu năm nay có trên 12.515 lượt ha các loại cây trồng bị nhiễm các đối tượng dịch hại, trong đó, diện tích nhiễm nặng 1.068,1 lượt ha, diện tích giảm trên 70% năng suất 10,2 ha. Thêm vào đó, mưa to đã gây ngập úng khoảng 1.268 ha lúa và cây màu trồng cạn, trong đó có 436 ha bị mất trắng. Trước diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết và dịch hại, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo sát sao công tác BVTV nhằm kiểm soát những tác động xấu ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng.

 

Trong vụ, toàn tỉnh đã gieo trồng khoảng 48.860 ha cây các loại, vượt 8,2% kế hoạch. Các cây trồng cạn chủ yếu 14.122 ha ngô , 8.729 ha mía, 1.569 ha khoai lang, 1.277 ha lạc, 154 ha đậu tương, 3.570,2 ha rau đậu các loại. Riêng cây lúa, đây tiếp tục là vụ có tiến độ gieo cấy nhanh, tập trung nhất trong nhiều năm lại đây. Tổng diện tích gieo cấy 24.116 ha, (vượt 2,5% kế hoạch), toàn bộ diện tích đều được cấy trong tháng 7, trong đó, khoảng 50% diện tích là trà mùa sớm cấy trong tháng 6. Đến đầu tháng 11, các địa phương trong tỉnh đã thu hoạch xong diện tích lúa vụ mùa và dự kiến đến cuối tháng 11 hoàn tất thu hoạch cây màu vụ hè - thu. Tiến độ này cho phép các địa phương chủ động triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông kịp trong khung thời vụ tốt.

 

So với cùng kỳ năm trước, nền nhiệt độ trung bình của vụ mùa, hè - thu năm nay thấp hơn khoảng 1-1,50C và thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,3-0,50C. Tuy nhiên, tổng lượng mưa cả vụ cao hơn đáng kể, nhất là trong thời kỳ cao điểm từ đầu đến giữa tháng 8 với ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu bão số 5 và số 6 gây mưa to kéo dài, ngập úng cục bộ. Toàn tỉnh có tới 1.268 ha lúa và cây màu bị ngập úng, trong đó có 436 ha bị mất trắng, tập trung tại các huyện Lạc Thuỷ, Lương Sơn. Cùng với diễn biến đầy thách thức của thời tiết, tình hình sâu bệnh hại cây trồng cũng khá phức tạp. Theo thống kê của Chi cục BVTV, tổng diện tích nhiễm các đối tượng dịch hại chủ yếu trên các cây trồng trong vụ 12.515,8 lượt ha, trong đó, diện tích nhiễm nặng 1.068,1 lượt ha. Các đối tượng dịch hại chính trên cây lúa là tập đoàn rầy (tổng diện tích nhiễm các lứa rầy 865,5 lượt ha), sâu cuốn lá nhỏ (104 ha), sâu đục thân (573,5 ha), ốc bươu vàng (1.367,5 ha), bệnh vàng lá và ngộ độc hữu cơ (610 ha)... Trên cây ngô, diện tích nhiễm các đối tượng như bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, chuột 1.004 ha. Trên cây lạc, đậu tương, đối tượng gây hại chủ yếu là sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh sương mai, bệnh héo xanh, đốm lá… với diện tích nhiễm tăng mạnh so với cùng kỳ 190 ha (năm 2012 là 87 ha). Sâu bệnh hại trên cây mía như rệp, bệnh thối nõn, sâu đục thân… cũng khá mạnh với tổng diện tích nhiễm là 130 ha, diện tích phải xử lý thuốc hoá học 100 ha. Nhìn chung, các loại sâu bệnh hại chính trên lúa và cây trồng cạn gây hại rải rác ở mức độ thấp hơn trung bình nhiều năm ngoại trừ bệnh khô vằn trên lúa (diện tích nhiễm 3.752 ha, diện tích nhiễm nặng 554 ha), bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn (diện tích nhiễm 1.380,5 ha, diện tích phải xử lý thuốc hoá học 1.190,5 ha) và đặc biệt là dịch chuột với tỷ lệ hại và diện phân bố tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2012, diện tích bị hại 2.222 ha trong khi năm 2012 157 ha, diện tích nhiễm nặng 94 ha trong khi năm 2012 5,3 ha, tổng số chuột diệt được trong vụ (từ ngày 15/6 – 15/10) của cả tỉnh 203.534 con.

 

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết và các đối tượng dịch hại, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo sát sao công tác BVTV nhằm kiểm soát những tác động xấu ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Theo đó, công tác điều tra, phát hiện và dự tính, dự báo được xác định là trọng tâm của Chi cục BVTV cũng như mạng lưới các Trạm BVTV. Chế độ thông tin, báo cáo hai chiều về tình hình sâu bệnh, diện tích nhiễm dịch hại được duy trì đều đặn 7 ngày/lần. Trong tháng cao điểm của sâu bệnh, Chi cục BVTV đã huy động tối đa lực lượng cán bộ làm việc cả ngày lễ và ngày nghỉ. Cùng với nắm bắt chặt chẽ diễn biến của các đối tượng sâu bệnh hại, Chi cục đã kịp thời ban hành các công văn khẩn, công điện khẩn nhằm thông báo, tham mưu, đề xuất, đề nghị, chỉ đạo các biện pháp phòng trừ. Đặc biệt, trong nỗ lực chung, 159 tổ dịch vụ BVTV đã phát huy tốt vai trò trong tuyên truyền, tổ chức điều tra phát hiện tình hình dịch hại và phối hợp thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch hại tại cơ sở. Đội ngũ này đã từng bước tạo dựng được uy tín với nông dân và chính quyền địa phương đã và đang trở thành lực lượng quan trọng thực hiện các giải pháp về BVTV ở cơ sở, góp phần tích cực bảo vệ sản xuất.

 

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục Phó, Chi cục BVTV nhìn nhận: Do có sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt và kịp thời của chính quyền, các cơ quan chuyên môn, cơ quan truyền thông các cấp và ý thức của người dân nên mức độ gây hại của các đối tượng dịch hại đã được giảm thiểu. Những diện tích bị giảm trên 70% năng suất, đa phần là do gặp trở ngại về thời tiết dẫn đến hiệu quả phòng trừ kém hoặc do một bộ phận nông dân chủ quan không phòng trừ.     

 

Trên thực tế, sự vào cuộc hiệu quả của các lực lượng chuyên ngành khi triển khai công tác BVTV đã góp phần tích cực giúp nông dân các địa phương khống chế những yếu tố bất lợi chi phối hiệu quả sản xuất. Kết quả là mức độ gây hại của các đối tượng thiên địch đã được hạn chế đến mức thấp nhất có thể. Tổng thiệt hại do các loại sâu bệnh chính gây ra trong vụ đã được khống chế ở mức dưới 1% tổng sản lượng các loại cây trồng trong vụ. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận, góp phần quan trọng đảm bảo năng suất và sản lượng các cây trồng vụ mùa, hè thu. Được biết, với tổng diện tích gieo trồng 48.860 ha, tỉnh ta đạt tổng sản lượng lương thực cây có hạt vụ mùa, hè - thu khoảng 18 vạn tấn, trong đó, sản lượng lúa khoảng 12,32 vạn tấn, vượt 1,5% kế hoạch, sản lượng ngô khoảng 5,73 vạn tấn, vượt 5% kế hoạch.

 

 

                                                                                 Thu Trang

 

 

 

 

Các tin khác


Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục